Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội (Trang 37 - 40)

Hiện tại, bao thanh toán đã được áp dụng rộng rãi trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 29 quốc gia Châu Âu, 10 quốc gia Châu Mỹ, 3 quốc gia Châu Phi, 2 quốc gia Châu Đại Dương và 16 quốc gia Châu Á (chiếm tỷ lệ 26.67%). Điều này chứng tỏ dịch vụ bao thanh toán hứa hẹn sẽ rất phát triển trong những năm tới trên thị trường châu Á nói riêng và trên thị

trường thế giới nói chung. Doanh thu bao thanh toán quốc tế cũng đã có những bước phát triển vượt bậc qua các năm.

Bảng 3. Tăng trưởng doanh thu bao thanh toán quốc tế 1999-2004

(Đơn vị: Triệu EURO)

Tên châu lục Doanh thu bao thanh toán quốc tế

1999 2001 2004 Tốc độ tăng trưởng bình quân Châu Âu 26.965 37.501 49.458 16,68% Châu Mỹ 3.301 5.736 6.330 18,35% Châu Phi 110 139 171 11,1% Châu Á 3.011 4.793 12.245 61,33%

Châu Đại Dương 105 120 61 -8,38%

Tổng 33.492 48.289 68.265 20,76%

Nguồn: Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI),2005.

Đến năm 2004, toàn thế giới đã có 1.004 công ty bao thanh toán với doanh thu bao thanh toán nội địa thực hiện đạt 1050 tỷ USD và doanh thu bao thanh toán quốc tế thực hiện đạt 110 tỷ USD. Châu Á là nơi có tốc độ tăng trưởng dịch vụ bao thanh toán lớn nhất thế giới trong vài năm trở lại đây. Điều này cũng tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này với các nền kinh tế trẻ đang vươn lên mạnh mẽ, ngày càng áp dụng nhiều phương thức mới trong kinh doanh.

Cùng với xu thế phát triển đó, ngày 6/9/2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng đánh dấu một bước quan trọng trong việc áp dụng bao thanh toán ở Việt Nam. Ngay sau khi NHNN ban hành quyết định này, một loạt các chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập tức tung ra các

dịch vụ bao thanh toán của mình như: Deutsche Bank AG, Far East National Bank, UFJ Bank, Citi Bank NA, HSBC, Mizuho…

Về phía các ngân hàng và các công ty tài chính trong nước, ACB là ngân hàng đầu tiên chính thức công bố sản phẩm bao thanh toán của mình vào 10/05/2005 với 20 hợp đồng đã thực hiện và 30 khách hàng tiềm năng. Công ty tài chính Dầu khí PVFC cũng đã đưa ra sản phẩm bao thanh toán. Hai ngân hàng cổ phần khác là Techcombank và Sacombank đã là thành viên cộng tác của Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI). Dưới áp lực của FCI, việc Techcombank và Sacombank chính thức thực hiện dịch vụ bao thanh toán chỉ còn là vấn đề thời gian. Các ngân hàng Argibank, Incombank, BIDV, MSB cũng bắt đầu quan tâm tới dịch vụ này.

Đến nay, có 11 tổ chức cung cấp dịch vụ này (kể cả trong nước và xuất khẩu) trong đó, có 4 ngân hàng Việt Nam là Ngoại thương (VCB), Á Châu (ACB), Kỹ thương VN (Techcombank) và Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) và 7 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, 4 ngân hàng Việt Nam mới chỉ dừng lại ở dịch vụ bao thanh toán trong nước. Dự kiến trong thời gian tới, 4 tổ chức trên sẽ triển khai dịch vụ bao thanh toán xuất khẩu, nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh rủi ro khi bán hàng và quay vòng vốn sản xuất.

2.2.2. Thực trạng hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội Kông và Thượng Hải Hà Nội

Bao thanh toán là một dịch vụ tương đối mới ở Việt Nam nhưng đã được HSBC triển khai mạnh từ năm 2004 tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. HSBC Việt Nam cung cấp cả dịch vụ bao thanh toán trong nước và bao thanh toán quốc tế . Tuy nhiên, là một ngân hàng giàu kinh nghiệm trong việc

cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng xuất nhập khẩu, hoạt động bao thanh toán của HSBC chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng quốc tế có nhu cầu với dịch vụ này.

Chi nhánh HSBC Hà Nội được thành lập từ năm 2005. Tuy mới hoạt động một năm nhưng chi nhánh đã có những đóng góp vào doanh thu hoạt động bao thanh toán quốc tế của HSBC Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động bao thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w