Nhóm Bảo hiểm hàng hóa

Một phần của tài liệu Phát triển Công ty Bảo hiểm Bình Dương đến năm 2015.pdf (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN CÔNG TY BẢO HIỂM BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM

3.2.1.5. Nhóm Bảo hiểm hàng hóa

Hiện nay, công ty cung cấp 3 dịch vụ bảo hiểm thuộc nhóm bảo hiểm hàng hóa, đó là: bảo hiểm hàng nhập, bảo hiểm hàng xuất, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa.

Thời gian qua, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa có mức tăng trưởng doanh thu và đạt hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, bảo hiểm hàng xuất và hàng nhập đều tăng trưởng không cao so với cùng kỳ các năm trước, vì các mặt hàng trọng điểm mà công ty đang bảo hiểm như phân bón, thức ăn gia súc, gạo đều giảm khối lượng xuất nhập khẩu và hao hụt khi vận chuyển qua nhiều khâu. Khi nắm bắt được quy luật cạnh tranh trên thị trường giữa các công ty bảo hiểm, khách hàng thường xuyên yêu cầu phải hạ phí.

Các doanh nghiệp bảo hiểm cổ phần ngoài hệ thống Bảo Việt có thế mạnh trong khai thác, được độc quyền một số mặt hàng chủ lực do sự chi phối,

tác động từ đối tác cổ đông. Tuy nhiên, thị phần bảo hiểm hàng hóa của Bảo Việt Bình Dương vẫn chiếm 23,6%, dẫn đầu thị trường tại Bình Dương.

Xét về tính hiệu quả, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa và bảo hiểm hàng xuất có hiệu quả kinh doanh cao (trên 90%); trong khi bảo hiểm hàng nhập có tỷ lệ bồi thường so với doanh thu cao (trên 80%), nên không có hiệu quả kinh doanh. Thống kê 3 năm gần đây, cho thấy tỷ lệ tổn thất đối với hầu hết các mặt hàng chủ lực mang lại doanh thu lớn như phân bón, lúa mì có xu hướng tăng mạnh và có tỷ lệ tổn thất ở mức cao. Nguyên nhân là do rủi ro tập trung vào phương thức vận chuyển, đóng gói, giao nhận của các mặt hàng này.

Năm 2006, Bảo Việt Bình Dương cần khai thác tốt hơn nữa dịch vụ bảo hiểm vận chuyển nội địa, do nhu cầu sẽ còn tăng nhiều trong các năm tới. Công ty sẽ nghiên cứu đề xuất Tổng công ty mở rộng điều kiện bảo hiểm vận chuyển nội địa để thu hút dịch vụ còn rất nhiều tiềm năng này. Ngoài ra, tập trung khai thác các mặt hàng có tỷ lệ bồi thường thấp như xăng dầu chở rời, máy móc thiết bị và khai thác hàng hóa tại các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần kiểm soát rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của công ty. Phấn đấu kiểm soát, giữ tỷ lệ bồi thường từ 45% đến 50% so với doanh thu.

Về chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu: phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 16% đến 20% trong giai đoạn từ 2006 đến 2010. Qua giai đoạn từ 2011 đến 2015, đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 6% đến 7%.

Một phần của tài liệu Phát triển Công ty Bảo hiểm Bình Dương đến năm 2015.pdf (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)