0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Yếu tố thị trường khách hàng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG TY BẢO HIỂM BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015.PDF (Trang 29 -32 )

Yếu tố thị trường: Kinh tế - xã•hội phát triển đã tạo động lực thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ, trong đó có hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo quy luật, mức tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm trên thị trường có giá trị tương đương với tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm. Với tỷ lệ tăng trưởng GPD hàng năm trên 12% đã tạo ra một thị trường kinh doanh bảo hiểm nhiều tiềm năng tại Bình Dương. Từ năm 2002 trở đi, tại Bình Dương có thêm 5 doanh nghiệp bảo hiểm ngoài hệ thống Bảo Việt đến đặt trụ sở và hoạt động kinh doanh. Điều này đã tạo ra một môi trường cạnh tranh nhiều áp lực giữa các doanh nghiệp với nhau để thu hút khách hàng.

So với năm 2004, tốc độ tăng trưởng năm 2005 có phần chậm lại và đặc biệt chỉ khai thác 50% tiềm năng của nền kinh tế. Do trong quá trình cạnh tranh các doanh nghiệp thực hiện chính sách “đòn bẩy tài chính”, tạo lợi thế cạnh tranh để có những tác động thuận lợi cho hoạt động khai thác… Chính điều này đã làm cho doanh thu phí bảo hiểm chỉ tăng trưởng bằng 1/2 tăng trưởng giá trị tài sản được bảo hiểm.

Thị trường bảo hiểm nước ta nói chung và Bình Dương nói riêng còn nhiều tiềm năng. Ngoài các đơn vị đang hoạt động khai thác trên địa bàn, trong

tương lai sẽ có thêm nhiều đơn vị, tổ chức kinh doanh bảo hiểm nước ngoài đến hoạt động kinh doanh khai thác. Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải đối đầu cạnh tranh với những doanh nghiệp bảo hiểm quốc tế. Hiện nay, Bảo Việt Bình Dương là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thị phần lớn nhất (năm 2005 ước đạt 57% thị phần và có mức tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 15%).

Bảng 2.2: Tình hình thị trường bảo hiểm tại Bình Dương năm 2005

STT Doanh nghiệp BH Doanh thu (tròn số)

(Tỷ VNĐ) Thị phần 1 Bảo Việt 57 57 % 2 Bảo Minh 23û 23 % 3 Pjico 10 10 % 4 Viễn Đông và các Công ty BH khác 10 10 % Tổng cộng: 100

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương

Bảng 2.3: So sánh vị thế giữa Bảo Việt và Bảo Minh Bình Dương năm 2005

Chỉ tiêu nghiệp vụ Doanh thu Bảo Việt (Tr. Đồng) Doanh thu Bảo Minh (Tr. Đồng) Thị phần tương đối (lần) Tăng trưởng của Bảo Việt

(%) Tăng trưởng Tăng trưởng thị trường (%) BH Hàng hóa 8.002 2.252 3,55 17,16 20,51 BH Cháy- KT 25.930 8.777 2,95 32,95 29,68 BH Xe 11.560 6.947 1,66 5,45 14,13 BH Con người 11.995 4.431 2,71 10,36 15,81 Tổng cộng 57.613 23.000 2,5 19,21 21,96

Nguồn: Cục Thống kê Bình Dương

Nhận xét: Qua bảng phân tích trên, do ảnh hưởng cạnh tranh giữa các

ty có chiều hướng chậm lại. Riêng công ty Bảo hiểm Bình Dương năm 2005 chỉ đạt tăng trưởng 19,21% trong khi đó mức tăng trưởng của thị trường là gần 22%, thị phần tương đối giữa Bảo Việt và Bảo Minh là 2,5 lần. Dự báo giai đoạn 2006 - 2010 sẽ không đạt mức tăng trưởng doanh thu bằng các năm trước.

Yếu tố khách hàng: Khách hàng là đối tượng chính của hoạt động kinh doanh và là trung tâm của hoạt động Marketing trong các công ty bảo hiểm. Khách hàng bảo hiểm là những người phải có nhu cầu về bảo hiểm, phải có khả năng thanh toán về sản phẩm bảo hiểm và phải thuộc diện bảo hiểm theo qui định. Đánh giá và phân loại khách hàng theo động cơ tiêu dùng, thái độ và quá trình tiêu dùng. Khách hàng bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua có những chuyển biến tích cực, tất cả các nhà doanh nghiệp cũng như mọi người dân đều có khả năng tài chính và nhu cầu về bảo hiểm, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn tồn tại trong yếu tố khách hàng này, cụ thể:

- Đa số các nhà thầu xây dựng không đăng ký kinh doanh và không mua bảo hiểm để hạn chế chi phí đấu thầu, Vì vậy, kết quả khai thác so với tiềm năng còn thấp, mặc dù rủi ro trong lĩnh vực này rất cao.

- Tập quán thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam là nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu, hàng hóa bằng giá CIF, nhưng khi xuất khẩu hàng hóa lại bằng giá FOB. Điều nay đã khiến cho thị trường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hầu như còn bỏ ngõ cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Doanh thu phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp trong nước thực hiện chỉ chiếm 14%, còn lại trên 80% là nước ngoài khai thác.

- Theo quy định, nghiệp vụ bảo hiểm con người của các doanh nghiệp bảo hiểm thương mại hiện nay là loại hình bảo hiểm tự nguyện, trong khi bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm con người mang tính bắt buộc. Nên trong kinh doanh, loại dịch vụ bảo hiểm tự nguyện có tính cạnh tranh không

bằng các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc. Vì vậy, các doanh nghiệp thường chỉ mua bảo hiểm bắt buộc để đối phó với ngành chức năng hơn là mua bảo hiểm theo nhu cầu tiêu dùng của mình

- Ý thức của người dân trong việc chấp hành tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe cơ giới là chưa tự giác.

Ngoài ra còn nhiều loại hình bảo hiểm khác rất quan trọng trong đời sống như: Bảo hiểm trách nhiệm thầy thuốc; Bảo hiểm trách nhiệm công cộng; Bảo hiểm trách nhiệm của chủ đầu tư đối với người lao động… chưa thực sự được mọi người hưởng ứng, do người dân chưa có thói quen và luật pháp cũng chưa đồng bộ và thực sự nghiêm khắc.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN CÔNG TY BẢO HIỂM BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015.PDF (Trang 29 -32 )

×