II. Thực tế thựchiện BHYT HS-SV trong giai đoạn 1998 2004 –
3. Thuận lợi và khó khăn trong việc thựchiện 1.Thuân lợi.
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan còn tồn tại nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng BHYT cha thực sự phát huy hết tác dụng, cha thực sự thu hút đợc đông đảo học sinh – sinh viên tham gia. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau:
Một là, phần trăm trích lại từ số thu BHYT ( 35%) sử dụng cha có hiệu quả. Việc hình thành mạng lới y tế trờng học nhìn chung còn châm và còn nhiều vớng mắc, không ít trờng cha tổ chức đợc phòng y tế, cha có cán bộ y tế trờng học vì vậy còn lúng túng trong quản lý và sử dụng phần kinh phí trích lại. Nguyên nhân chính là do số học sinh – sinh viên của trờng tham gia ít cho nên phần trích lại cha đủ kinh phí để tổ chức YTHĐ. Hà Nội là thành phố thực hiện BHYT HS - SV tơng đối tốt. Năm học 2002 – 2003, số tiền trích lại cho YTHĐ là 3.535 triệu đồng, với 657 trờng tham gia BHYT thì tính bình quân một trờng chỉ đợc trích lại là 5,4 triệu đông/năm. Riêng tiền trả cho cán bộ y tế với mức tối thiểu là 300.000đồng/tháng thì một năm nhà trờng phải trả 3,6 triệu/ năm. Nh vậy chỉ còn lại 1,8 triệu đồng/năm dành cho công tác chăm sóc sức khoẻ cho
học sinh – sinh viên. có những trờng học sinh tham gia ít nên số tiền để lại chỉ vài trăm ngàn đồng. Với chi phí y tế nh hiện nay thì số tiền đó không thể làm gì ngoài việc mua thuốc rẻ tiền, trang thiết bị thô sơ nh bông, băng Với số tiền…
trả hàng tháng ít ỏi cho cán bộ y tế thì không mấy toàn tâm toàn ý với YTHĐ. Đa số là ký hợp đồng ngắn hạn và không có cán bộ chuyên môn, chủ yếu là kiêm nhiệm. Thậm chí cha có chế độ BHYT , BHXH cho cán bộ y tế vì vậy họ chỉ làm tạm thời trong thời gian ngắn, nếu tìm đợc công việc tốt hơn họ sẽ chuyển đi ngay. Ban giám hiệu nhà trờng hiểu rất rõ về vấn đề này nhng do cha có cơ chế cụ thể cho cán bộ y tế nên mỗi trờng áp dụng phơng thức trả lơng riêng.
Hai là, công tác thông tin tuyên truyền còn nhiều hạn chế. Ngay cả số cán bộ YTHĐ đợc tuyên truyền về BHYT HS - SV còn thấp. BHYT HS - SV có đặc điểm là gắn liền với trờng học nhng công tác thông tin tuyên truyền lại xa rời với môi trờng này. Đa số các trờng không phổ biến trực tiếp nội dung, quyền lợi, tác dụng của BHYT tới học sinh – sinh viên mà thông qua buổi họp phụ huynh để thông báo. Một phần do thời gian có hạn, mỗi năm chỉ họp phụ huynh vài lần, phổ biến về BHYT chỉ hai lần vào đầu mỗi học kỳ. Hơn nữa ngay cả giáo viên cũng cha nắm rõ về BHYT HS - SV nên chỉ thông báo tới phụ huynh mức đóng. Tiền học của học sinh – sinh viên cũng rất lớn nên khoản đóng góp về BHYT đợc coi nh “ gánh nặng” nên phụ huynh không mấy thiết tha với khoản đóng góp tự nguyện này. Họ chỉ thấy không bắt buộc phải mua nên họ sẵn sàng gạt ra ngoài các khoản đóng học bắt buộc mà không nghĩ đến quyền lợi của con em mình khi tham gia BHYT.
Ba là, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trờng bảo hiểm dành cho học sinh. Năm 1999 do sự phản đối của Bộ Tài Chính về việc Thủ tớng Chính phủ đồng ý cho phép BHYT Việt Nam là cơ quan duy nhất tổ chức thực hiện BHYT HS – SV. Do vậy các Công ty bảo hiểm cùng cơ quan BHXH Việt Nam đều triển khai
nghiệp vụ bảo hiểm cho học sinh – sinh viên. So với BHXH thì BHTM cũng có rất nhiều lợi thế, phần hoa hồng trích cho giáo viên, trờng học lớn do không phải trích % số thu cho YTHĐ nên các thầy cô giáo thờng định hớng cho học sinh tham gia các nghiệp vụ BHHS do các Công ty bảo hiểm thực hiện. Thậm chí có trờng còn chia 50% số học sinh tham gia BHYT và 50% học sinh tham gia BHTM. Mức hởng lớn, hấp dẫn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế của ngời tham gia, thủ tục chi trả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhanh chóng không rờm rà nên thu hút đợc khách hàng. BHTM không liên quan đến dịch vụ y tế nên khách hàng tham gia không phải chịu cảnh đối xử phân biệt bệnh nhân có thẻ và bệnh nhân trả viện phí. Ngoài sản phẩm chính, các công ty còn đa ra sản phẩm phụ tuỳ thuộc vào điều kiện của khách hàng nên quyền lợi càng đợc mở rộng làm cho phụ huynh thấy BHTM có tính u việt hơn. BHTM với mục đích kinh doanh vì lợi nhuận nên họ sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí lớn dành cho quảng cáo các sản phẩm của mình. Nhìn chung, BHYT có sức cạnh tranh yếu hơn so với BHTM, điều này gây đã trở ngại lớn cho việc mở rộng diện bao phủ thẻ BHYT cho học sinh – sinh viên.