1. Kiến nghị đối với công ty:
Công ty tồn tại trong ngành quảng cáo có mức độ tăng trưởng nhanh, có lợi thế cạnh tranh lớn. Để giữ vững vị trí dẫn đầu trong ngành, Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái luôn có thể thực hiện thành công các giải pháp và chiến lược đã đề ra, song để thực hiện tốt các giải pháp cần lưu ý:
- Phải biến các mục tiêu của công ty thành quyết tâm phấn đấu của từng cán bộ công nhân viên. Trong quá trình thực hiện các giải pháp, phải được bàn bạc thống nhất và quyết tâm hành động.
- Thường xuyên xem xét lại những cơ sở của các giải pháp và điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp với từng điều kiện môi trường, từng thời gian và từng địa điểm.
- Con người là yếu tố quan trọng khi thực thi các giải pháp, nên phải phát huy trí tuệ, tinh thần đoàn kết và làm chủ của cán bộ công nhân viên, đồng thời thường xuyên huấn luyện, đào tạo cán bộ công nhân viên trở thành những người giàu lòng nhiệt tình, có kiến thức, làm việc có chất lượng và khoa học nhằm thực hiện tốt các giải pháp đã đề ra.
Liên tục phát triển trong 6 năm qua: Dù là một công ty còn trẻ, nhưng đã có giá trị tổng sản lượng dẫn đầu ngành quảng cáo. Điều đó cho phép ta tin tưởng vào việc thực hiện thành công các giải pháp, và chiến lược đã đề ra, đạt được mục tiêu đến năm 2010, giữ vững vị thế cạnh tranh và hiệu quả ngày càng cao của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái.
Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty đứng trước nhiều khó khăn thử thách từ bên ngoài, cũng như bên trong công ty. Bởi vậy
công ty càng cần phải phát huy thế mạnh và khắc phục những yếu kém còn tồn tại, nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của công ty.
2. Các kiến nghị đối với Nhà nước:
- Có những chính sách ưu đãi về thuế, cho những công ty quảng cáo. - Có những chính sách quản lý chất lượng hàng hóa và dịch vụ tốt, nhằm tạo sự công bằng trong cạnh tranh.
- Hoàn thiện luật pháp, và tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho quảng cáo phát triển.
KẾT LUẬN
Ngày nay, với sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Bởi vậy các doanh nghiệp, không còn cách nào khác là phải tìm cách nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của mình, để chiến thắng trong cạnh tranh. Do đó để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006 - 2010). Tôi đã qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, thực trạng của công ty và qua chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, tôi đã đề ra 9 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái.
Đó là những giải pháp:
1. Giải pháp xây dựng một chiến lược cạnh tranh.
2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, và đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ quảng cáo.
3. Giải pháp chọn thị trường mục tiêu và khách hàng trọng điểm.
4. Giải pháp tăng cường vai trò của quản lý, trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ quảng cáo.
5. Giải pháp không ngừng nâng cao uy tín đối với khách hàng.
6. Giải pháp tổ chức tốt các hoạt động quản lý, kế hoạch hóa, kiểm tra, kiểm soát.
7. Giải pháp về huy động vốn để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của công ty.
8. Giải pháp đầu tư để nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của công ty.
9. Giải pháp nâng cao trình độ tay nghề và tinh thần trách nhiệm của người lao động.
Đây là những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của công ty. Những giải pháp này có thể, có những khiếm khuyết, nên rất mong sự góp ý của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty và chúc công ty luôn thành công trong sự nghiệp của mình.
Để hoàn thành đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, tôi đã có sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn cô Nguyễn Thị Hồng Thủy và cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái, đặc biệt là Ban lãnh đạo công ty và phòng kinh doanh.
Do thời gian làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp này không nhiều, và do trình độ còn có hạn, nên các vấn đề được trình bày trong đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô và của các bạn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, của các cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái, và sự chỉ bảo tận tình của Cô giáo hướng dẫn: Cô Nguyễn Thị Hồng Thủy, trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
LỜI CAM KẾT
Tôi Lê Phương Đại, lớp quản lý kinh tế, K35, tại chức, định kỳ. Đã tự tay viết chuyên đề này, với sự tham khảo các tài liệu đã được liệt kê ở cuối chuyên đề, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy chế của nhà trường.
Xác nhận của Công ty thực tập
Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2006
Người viết Chuyên đề
LÊ PHƯƠNG ĐẠI
Xác nhận
của Giáo viên hướng dẫn
Xác nhận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Khoa học quản lý - Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình khoa học quản lý tập I, tập II. Chủ biên: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà; PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 2004.
2. Khoa học quản lý - Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình quản lý học Kinh tế Quốc dân, tập I, tập II. Chủ biên: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn - TS. Mai Văn Bưu. NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội 2001.
3. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp. Chủ biên: PTS. Nguyễn Thành Độ. Nhà xuất bản giáo dục - 1996.
4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp. Chủ biên: PGS. PTS. Lê Văn Tâm. NXB Giáo dục - 1998.
5. Vũ Cao Đàm: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội - 1998.
6. David Begg, Stanley, Rudiger Dornbusch: Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội - 1992.
7. PTS. Phùng Thị Thanh Thủy: Phân tích kinh tế hoạt động của doanh nghiệp, NXB Thống kê - 1995.
8. PGS-TS. Lê Văn Tư; PTS. Nguyễn Ngọc Hùng: Thị trường chứng khoán, NXB thống kê - 1997.
9. Khoa Khoa học Quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình chính sách kinh tế xã hội. Chủ biên: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà;
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, NXB Khoa học và Kỹ thuật -2006 10.Philip Kotler: Marketing căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội, 1994.
11.Khoa Khoa học Quản lý - Đại học Kinh tế quốc dân: Giáo trình Tâm lý học quản lý kinh tế. Chủ biên: Trần Thị Thuý Sửu, Lê Thị Anh Vân, Đỗ Hoàng Toàn, NXB Khoa học và Kỹ thuật -2003.
MỤC LỤC
Lời mở đầu ...3
Chương I: Cơ sở lý luận về sản phẩm dịch vụ và sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ...5
I. Khái niệm - Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ và đặc điểm của thị trường dịch vụ...5
II. Đặc trưng của sản phẩm dịch vụ quảng cáo...10
III. Vai trò của công ty chuyên môn hoá trong hoạt động quảng cáo...13
IV. Các yếu tố tạo lập nên sức cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ quảng cáo...14
Chương II: Thực trạng về sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái...29
I. Tổng quan về doanh nghiệp...29
II. Phân tích thực trạng và đánh giá chung về sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái...41
Chương III: Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010)...48
I. Tính tất yếu khách quan của việc phải nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái ...48
II. Một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh, sản phẩm dịch vụ quảng cáo của Công ty Cổ phần Quảng cáo và Truyền thông Hà Thái (năm 2006-2010)...50
III. Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp...59
Kết luận...60
Lời cam kết và xác nhận...62