Hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán áp dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác định KQ bán hàng tại Nhà Xuất Bản Âm Nhạc Dihavina.doc (Trang 28 - 34)

bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Mỗi hình thức kế toán khác nhau thì hệ thống sổ kế toán sẽ khác nhau tuỳ đặc điểm kinh doanh và điều kiện của mình mà doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán sau:

Hình thức Nhật ký chứng từ. Hình thức Nhật ký chung.

Hình thức Nhật ký sổ cái. Hình thức Chứng từ ghi sổ.

Với hình thức nhật ký chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng sử dụng những sổ kế toán sau:

Sổ chi tiết các TK511, TK512, TK131, TK911... Sổ cái các TK511, TK512, TK632, TK911... Sổ Nhật ký chung

Sổ Nhật ký đặc biệt

Các báo cáo tài chính như: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Nhà Xuất Bản Âm Nhạc kết quả bán hàng tại Nhà Xuất Bản Âm Nhạc

I)Đặc điểm chung:

1) Quá trình hình thành và phát triển của Nhà Xuất Bản Âm Nhạc: - Tên đơn vị : Nhà Xuất Bản Âm Nhạc

- Tên giao dịch quốc tế : DIHAVINA

a) Ngày thành lập Nhà Xuất Bản Âm Nhạc.

Ngày 24- 07- 1957 theo Nghị định số: 47\VH-NĐ do Bộ trưởng Bộ Văn Hóa Hoàng Minh Giám ký. Thành lập Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật và Âm Nhạc (Tiền thân của Nhà Xuất Bản Âm Nhạc ngày nay ).

b) Trụ sở tại 61 Lý Thái Tổ – Hà Nội. Điện thoại 8256286 Sè Fax 9360630.

+ Năm 1959 Bộ Văn Hóa quyết định tách ra làm 2 Nhà Xuất Bản - Nhà Xuất Bản Âm Nhạc.

- Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật.

+ Ngày 15-02-1962 theo quyết định số : 836/VH- QĐ hợp nhất ba Nhà xuất bản Văn hóa Nghệ thuật, Âm nhạc , Mỹ thuật thành Nhà Xuất Bản Văn Hóa Nghệ Thuật.

+ Ngày 3-02-1966 quyết định số : 09/VH- QĐ của Bộ Văn Hóa đởi tên Nhà Xuất bản Văn hóa Nghệ thuật thành Nhà xuất bản Mỹ thuật - Âm nhạc.

+ Ngày 28-09-1970 theo quyết định số 76/VH-QĐ của Bộ Văn Hóa đổi tên lại là Nhà xuất bản Văn hóa Nghệ Thuật.

+ Ngày 15-06-1971 theo quyết định số 76/VH-QĐ của Bộ Văn Hóa đổi tên lại là Nhà xuất bản Văn hóa thuộc Bộ Văn Hóa.

+ Ngày 12-02-1974 theo quyết định so 83/VH-QĐ của Bộ Văn Hóa thành lập Phòng nghiên cứu sản xuất đĩa hát thuộc Nhà xuất bản Văn Hóa (Tiền thân của DIHAVINA).

+ Ngày 31-08-1978 theo quyết định số : 15/VHTT của Bộ Văn Hóa Thông tin hợp nhất ba nhà xuất bản : Nhà xuất bản Văn hóa, Văn hóa Dân tộc và phổ thông. Vẵn lấy tên là Nhà xuất bản Văn Hóa.

+ Ngày 23-09-1978 theo quyết định số : 163 VHTT-QĐ của Bộ Văn Hóa Thông tin, phòng nghiên cứu sản xuất đĩa hát thành Xưởng Đĩa hát và Băng nhạc thuộc NHà Xuất Bản Văn Hóa.

+ Ngày 02-11-1979 theo quyết định số : 161VHTT-QĐ của Bộ Văn Hóa Thông tinchuyển thành Xí nghiệp Đĩa và Băng âm thanh thuộc Công ty sản xuất và cung ứng Vật phẩm Văn Hóa và Thông tin (DIHAVINA).

+ Ngày 10-10-1986 theo quyết định số : 256 VH-QĐ của Bộ Văn Hóa hợp nhất Xí nghiệp Đĩa và Băng âm thanh và Ban biên tập âm nhạc Nhà xuất bản Văn hóa thành Nhà xuất bản Âm nhạc và Đĩa hát, tên giao dịch là DIHAVINA trực thuộc Bộ Văn Hóa.

+ Ngày 22-06-1993 theo quyết định số : 784 VH-QĐ của Bộ Văn Hóa Thông tin thành Nhà Xuất Bản Âm Nhạc.

+ Ngày 06-07-1995 theo quyết định số : 2343 TC-QĐ của Bộ Văn Hóa Thông tin hợp nhất Nhà xuất bản Âm nhạc và Công ty Video Việt Nam thành Nhà Xuất Bản Âm Nhạc. Tên giao dịch quốc tế DIHAVINA.

Căn cứ vào định hướng và kế hoạc của Bộ Văn Hóa Thông Tin. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạc dài hạn và hàng năm về các loại xuất bản phẩm âm nhạc của Nhà Xuất Bản Âm Nhạc.

Nhiệm vụ của Nhà Xuất Bản :

+ Biên tập và xuất bản : Các sản phẩm in trên giấy, nhạc nốt tờ roi, tập ca khúc, nhạc không lời, dân ca các dân tộc Việt Nam và nước ngoài.

+ Các loại sách âm nhạc: Nhạc lý, kỹ thuật thanh nhạc, nhạc khí, các công trình nghiên cứu âm nhạc, lịch sử âm nhạc, sách phổ thông âm nhạc, giáo trình âm nhạc ...các văn hóa phẩm âm nhạc.

+ Sản xuất(bản gốc và in nhân bản Audio,Video,CD, VCD và các phim nhựa) Các chương trình nghệ thuật, âm nhạ, phim truyện, chương trình tuyên truyền thông tin ngoại ngữ phục vụ trong nước nhất là miền núi, biên giới, hải đảo và xuất khẩu.

+ Làm chươn trình gốc, sản xuất và kinh doanh các loại đĩa (băng) âm thanh, đĩa(băng) hình.

+ Tổ chức các dịch vụ nghệ thuật và dịch vụ kỹ thuật trong nước và nước ngoài về: nhạc in, thu thanh, thu hình, Audio và Video VCD

+ Được liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tiêu thụ sản phẩm của Nhà xuất bản.

+ Tổ chức kinh doanh các loại thiết bị âm thanh, ánh sáng nhạc cụ phục vụ biểu diễn nghệ thuật các loại thiết bị nghe nhìn.

2) Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:

Phòng biên tập băng đĩa: Có nhiệm vụ chọn lọc sắp xếp các chương trình tuyển lưah các giọng ca ca sỹ để thu thanh. Sau đó cắt dựng thành băng gốc.

Phân xưởng sản xuất băng đĩa: được chia làm 3 bộ phận:

+ Bộ phận cắt băng: Có nhiệm vụ cắt băng theo độ dài của từng gốc,bảo đảm không thừa không thiếu.

+ Bộ phận in băng : Có nhiệm vụ in các chương trình từ băng gốc sang các băng do bộ phận cát băng chuyển sang.

+ Bộ phận in đĩa: Có nhiệm vụ in từ đĩa gốc sang.

Ban biên tập sách nhạc: Có nhiệm vụ lựa chọn sắp xếp các bản nhạc phù hợp với giấy mực, ảnh bìa để tạo ra một quyển sách hoàn chỉnh. Vì ban biên

tập sách nhạc là một bộ phận của Nhà xuất bản nên không có bộ phận in ấn, do đó phải đi thuê ngoài.

Các phân xưởng này đều dưới sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc thông qua các trưởng phó phòng ban. Loại hình sản xuất của Nhà xuất bản la sản xuất liên tục, hàng loạt .

Quy mô sản xuất của Nhà Xuất Bản Âm Nhạc thuộc loại vừa , các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng riêng nhu cầu thị hiếu âm nhạc lành mạnh, mang tính nghệ thuật cao, đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa truyền thống.

3)Đặc điểm tổ chức quản lý :

Bộ máy quản lý của Nhà xuất bản Âm nhạc được tổ chức theo kiểu gọn nhẹ, đảm bảo sẵn sàng xuất bản có hiệu quả và quản lý tốt nhất. Nhà xuất bản Âm nhạc thực hiện chế độ một thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc. Giám đốc là người có quyền lực cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với Nhà nước với tập thể CBCNV Nhà xuất bản. Phó giám đốc, kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc.

Chức năng của từng phòng ban:

Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc về các vấn đề quản lý hồ sơ và nhân sự của Nhà xuất bản, văn thư, y tế, quản trị đời sống, hội nghị, tiếp khách, định mức lao động tiền lương.

Phong kế hoạch cung tiêu co nhiệm vụ cung ứng vật tư, ký kết hợp đồng kinh tế, làm thủ tục thanh toán các hợp đồng kinh tế Viết lệnh sản xuất và theo dõi thành phẩm của Nhà xuất bản. Lập kế hoạc dài hạn hàng năm của Nhà xuất bản.

Phòng kinh doanh có nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ và giới thiệu các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản

Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức Nhà Xuất Bản Âm Nhạc :

4

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán bán hàng và xác định KQ bán hàng tại Nhà Xuất Bản Âm Nhạc Dihavina.doc (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w