Nam
Quá trình hình thành và phát triển của chế độ kế toán Việt Nam đã trải qua một thời gian dài với nhiều thay đổi. Qua mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, kế toán không những đã đảm nhận tốt vai trò là công cụ quản lý kinh tế mà còn trở thành một nghề nghiệp độc lập, một loại hình dịch vụ kinh doanh đang hội nhập với quốc tế và khu vực.
Cùng với quá trình phát triển của chế độ kế toán Việt Nam, quá trình phát triển của các qui định về kế toán DNVVN có thể nói đã có những bước đột phá rõ nét, đóng góp rất nhiều cho việc tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp.
Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế quản lý hành chính bao cấp, tập trung, tất cả các cơ sở kinh tế của Việt Nam đều thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Trong thời gian này, Việt Nam vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, toàn bộ nhân lực, vật lực đều dồn hết cho cuộc kháng chiến và đang từng bước xây dựng đất nước, về kinh tế hầu hết các xí nghiệp đều có qui mô vừa và nhỏ, chỉ trừ một số ít công ty kinh doanh cấp một. Về nhân lực, hầu hết đều không đủ
chuyên môn để xây dựng một hệ thống kế toán hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian này khái niệm “DNVVN” vẫn chưa ra đời. Với mục đích thực hiện vai trò là công cụ quản lý kinh tế của đất nước trong điều kiện khó khăn, các chếđộ kế toán trong giai đoạn này được ban hành cho từng ngành nghề cụ thể.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, sau những năm đầu còn lúng túng, từ
năm 1991 chúng ta đã thực sự hòa nhập vào công cuộc đổi mới, hội nhập và mở
cửa. Các nguồn vốn từ những nhà đầu tư nước ngoài liên tục đổ vào Việt Nam và
các dự án ODA của các tổ chức quốc tếđã góp phần cải tạo bộ mặt nền kinh tếđất nước. Doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp thu hẹp lại, thực hiện cải cách, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và bắt đầu thực hiện bán, khoán, cho thuê, chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên… đã tạo điều kiện cho hàng loạt loại hình công ty ra đời. Lúc này, việc ban hành một chế độ kế toán cho các doanh nghiệp là điều cần thiết. Vì thế, ngày 01/11/1995, Bộ Tài chính đã ký QĐ 1141-TC/QĐ/CĐKT (viết tắt QĐ 1141) ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Song thực tế khi áp dụng cho thấy, chế độ kế
toán này chưa phù hợp với một số doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ. Do đó, khái niệm “DNVVN” ra đời và ngày 23/12/1996 Bộ Tài chính đã ký quyết định số
1177/TC/QĐ/CĐKT (viết tắt QĐ 1177) ban hành chếđộ kế toán DNVVN áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 01/01/1997 cho tất cả các loại hình doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ.
Ngày 12/6/1999, Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 được ban hành nhằm nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết, huy
động vốn qua mua bán cổ phần. DNVVN đã chiếm vị trí quan trọng và ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tếđất nước. Tất cả những đổi mới nói trên, đòi hỏi phải sửa đổi và hoàn thiện cơ chế quản lý DNVVN, trong đó có chếđộ kế toán.
Nhằm đáp ứng yêu cầu hạch toán của chủ doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của Nhà nước, Bộ Tài chính đã tiến hành sửa đổi, bổ sung chếđộ kế toán DNVVN nói trên. Ngày 21/12/2001, Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC (viết tắt QĐ 144) qui
định sửa đổi, bổ sung chếđộ kế toán DNVVN được ban hành.
Điểm khác biệt giữa chế độ kế toán ban hành theo QĐ 1177 và chế độ kế
toán ban hành theo QĐ 144 được tóm tắt như sau: * Về hệ thống tài khoản kế toán:
QĐ 144 bổ sung thêm 12 tài khoản cấp 1, năm tài khoản cấp 2 và hai tài khoản ngoài bảng (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1. Những tài khoản bổ sung trong hệ thống tài khoản theo QĐ 144 Tài khoản Số hiệu Đầu tư tài chính 121, 229 Thuế GTGT 133, 33311 và 33312 Hàng tồn kho 153, 156 Các loại hình nợ phải trả 315, 335, 341, 342 Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn kinh doanh) 4111, 4112, 4113
Lợi nhuận tích lũy 412
Cổ phiếu mua lại 419
Chi phí sản xuất kinh doanh 635
Tài khoản ngoài bảng 010, 011
* Về hệ thống báo cáo tài chính:
- Đối với Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): QĐ 144 bổ sung thêm Bên “Tài sản”: phần đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Bổ sung thêm Bên “Nguồn vốn”: ba tài khoản chi tiết của nguồn vốn kinh doanh là vốn góp, thặng dư vốn và vốn khác.
- Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: QĐ 144 giữ lại “Phần 1: của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” trong QĐ 1177, tách “Phần 2: phần thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước” trong QĐ 1177 làm thành một báo cáo riêng.
- Đối với Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính: QĐ 144 tách “Bảng cân đối số phát sinh” thành một báo cáo riêng và lấy tên là Bảng cân đối tài khoản.
Trong QĐ 1177, các báo cáo tài chính qui định cho DNVVN gồm: Bảng cân
đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Bảng Thuyết minh báo cáo tài chính. Còn QĐ 144, các báo cáo tài chính qui định cho DNVVN cũng gồm ba loại báo cáo trên, nhưng nội dung đơn giản hơn vì hai loại báo cáo phụ là “Bảng cân đối tài khoản” và “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước” chỉ phải lập khi gửi báo cáo cho cơ quan thuế.
Theo đà phát triển của lịch sử và sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế, chế độ kế toán cũng cần được cập nhật, sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện. Và gần đây nhất, Bộ Tài chính đã ban hành QĐ 48/2006/QĐ-BTC (viết tắt QĐ 48) vào ngày 14/9/2006 dựa trên Luật kế toán số 03/2001/QH11. Chế độ kế toán mới được xây dựng hoàn toàn dựa trên các chuẩn mực kế toán. Bước đột phá này đã đưa chế độ kế toán Việt Nam gần hơn với chếđộ kế toán khu vực và quốc tế.