Việc xây dựng và thực hiện kế toán quản trị trong doanh nghiệp phải
đảm bảo định hướng này, chúng ta cần phải phối hợp đồng bộ những giải pháp cơ bản sau:
- Về phía nhà nước: không nên ràng buộc và can thiệp quá sâu vào
nghiệp vụ kỹ thuật kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bằng chính sách kế toán hay những quy định trong hệ
thống kế toán doanh nghiệp mà chỉ nên dừng lại ở sự công bố
khái niệm, lý luận tổng quát và công nhận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Đồng thời, nhà nước cần hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong đào tạo nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển kế toán quản trị và về lâu dài nhà nước cần tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin kinh tế tài chính có tính chất vĩ mô để hỗ trợ tốt hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán quản trị ở doanh nghiệp.
- Về phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để áp dụng kế
toán quản trị cần phải giải quyết căn bản những cơ sở sau:
o Tổ chức và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh
doanh, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản xuất kinh doanh.
o Xác lập hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh và định
hướng phát triển hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh để làm cơ sở xác lập, định hướng thiết kế, xây dựng mô hình kế toán quản trị.
o Xác lập và cải tiến nội dung, mối quan hệ trong công tác kế
toán hiện nay (đa số nội dung công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay chỉ tập trung vào công tác kế toán tài chính), cải tiến mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý, sản xuất kinh doanh.
o Nhanh chóng tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự kế toán với
định hướng đa dạng hoá nghiệp vụ và sử dụng thành thạo
các công cụ xử lý thông tin hiện đại.
o Nhanh chóng phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông
tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hoá. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiền đề áp dụng kế toán quản trị và kế toán quản trị chỉ có thể áp dụng, tác động tích cực, hiệu quả với điều kiện xử lý thông tin hiện đại.
- Về phía các tổ chức đào tạo:
o Hoàn thiện chương trình đào tạo kế toán quản trị phù hợp
với tình hình thực tiễn ở Việt Nam và kết hợp với xu hướng phát triển kế toán quản trị hiện nay của thế giới.
o Phân tích rõ chương trình, cấp bậc đào tạo từ thấp đến cao
để giúp doanh nghiệp có một nhận định đúng về trình độ kế toán của người học trong việc xây dựng chiến lược nhân sự.
o Thực hiện phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn và
phục vụ cho việc phát triển thực tiễn thông qua tổ chức hội thảo kế toán, liên kết đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra
các quyết định về kinh tế - xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong
doanh nghiệp.
Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho những người trong nội bộ doanh nghiệp sử dụng, giúp cho việc đưa ra
các quyết định để vận hành công việc kinh doanh và vạch kế hoạch cho tương lai
phù hợp với chiến lược và sách lược kinh doanh. Kế toán quản trị hữu ích trong việc kiểm soát chi phí cũng như hiệu quả của từng hoạt động, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh và giúp cho nhà quản trị có thể đảo ngược được tình thế.
Kế toán quản trị bao gồm những nội dung cơ bản là: dự toán ngân sách, kế toán các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán chi phí và thiết lập thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định nhằm giúp doanh nghiệp có những kiến thức cơ bản để vận dụng kế toán quản trị vào doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực hiện được công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu sau: về phía nhà nước nên công bố những khái niệm, lý luận tổng quát và công nhận kế toán quản trị trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức các ngân hàng tư liệu thông tin; về phía nhà quản lý doanh nghiệp phải hòan thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, xây dựng và hòan thiện hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến nội dung cũng như mối quan hệ trong công tác kế toán, đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng đa dạng hóa nghiệp vụ, phát triển hệ thống xử lý thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh tự động hóa; về phía các tổ chức đào tạo nên hòan thiện chương trình đào tạo kế toán quản trị phù hợp với tình hình hiện nay.
Như vậy, việc nắm vững nội dung và điều kiện để thực hiện kế toán quản trị là cơ sở để tổ chức tốt công tác kế toán quản trị cụ thể tại doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ KẾ TÓAN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY FIMEXCO