I .GỚ THỆU VỀ CÔNG TY BẢO HỂM NHÂN THỌ HÀ NỘ VÀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG BẢO HỂM HÀ NỘ.
4. Những thuận lợi và khó khăn
4.1. Những thuận lợi
Thứ nhất: Theo xu hướng phát triển chung của nền kinh tế nước ta những năm
gần đây, Năm 2001, kinh tế thủ đô vẫn tiếp tục ổn định và tăng trưởng ở mức khá cao 10,3%, so với mức bình quân 6,8% của cả nước, nâng thu nhập bình quân của người dân thành phố lên một bước đồng thời tạo thêm công ăn việc làm mới cho
người lao động thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế trong nước bắt đầu ổn định và phát triển. Tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở con số dưới 10%, giá trị đồng tiền ổn định, đời sống nhân dân được nâng lên. Tương ứng với mức thu nhập tăng lên thì nhu cầu tiết kiệm để giành cho tương lai cũng tăng lên. Nhưng do đặc thù của khoản tiết kiệm nhỏ này của người dân mà các hình thức huy động gửi tiền tiết kiệm khác không phù hợp. Cho nên với những ưu điểm của nghiệp vụ BHNT chắc chắn sẽ phát triển ở Việt Nam.
Thứ hai: Trong năm 2001 chỉ số giá cả tiêu dùng tiếp tục được duy trì ở mức
thấp hơn dự kiến 0,8% so với 3,5%, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động tài chính ngân hàng. Hơn nữa, giá cả các mặt hàng lương thực tăng khá cao giúp cải thiện mức thu nhập của người nông dân vốn chiếm tới gần 50% dân số Hà Nội. Thêm vào đó lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2001, với mức giảm trung bình từ 1 - 1,5% làm cho việc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng trở nên kém hấp dẫn hơn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc triển khai các sản phẩm BHNT.
Thứ ba: Để điều chỉnh và tạo môi trường hành lang pháp luật thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh bảo hiểm, Bộ tài chính đã ban hành các văn bản pháp quy quan trọng đó là thông tư số 26/1998/TT-BTC về hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện để hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thông tư số 27/1998/ TT-BTC về việc hướng dẫn hoạt động khai thác và quản lý bảo hiểm và thông tư số 28/1998 TT-BTC về việc hoạt động đại lý, cộng tác viên bảo hiểm. Thêm vào đó nữa là Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời và đi vào hoạt động ngày 1/4/2001 tạo hành lang pháp lý đồng thời góp phần khẳng định vị trí của ngành kinh doanh bảo hiểm trong xã hội.
Thứ tư: Bảo Việt nhân thọ hưởng uy tín hơn 30 năm hoạt động của Bảo Việt đem lại. Đây là một thuận lợi mà không phải công ty nào cũng có được.
Bảo Việt Nhân Thọ được sự quan tâm theo dõi chỉ đạo của Bộ tài chính. Hiện tại trong giai đoạn đầu, công ty Bảo Việt nhân thọ là công ty BHNT duy nhất được triển khai nghiệp vụ BHNT trên địa bàn cả nước, nên trước mắt nghiệp vụ của công ty chưa gặp phải sự cạnh tranh nào trên thị trường khi công ty mới bước vào hoạt động chưa đủ mạnh. Cũng trong giai đoạn này, Bộ tài chính tạm thời không tính
thuế doanh thu với hoạt động kinh doanh nghiệp vụ BHNT. Đây cũng là yếu tố tích cực tạo điều kiện cho nghiệp vụ này phát triển.
Bảo Việt có mạng lưới cộng tác viên là các công ty bảo hiểm địa phương ở các tỉnh trực thuộc hệ thống Bảo Việt, điều đó tạo điều kiện cho công ty có thể phát triển nghiệp vụ này rộng khắp trên cả nước. Mô hình tổ chức cũng như chất lượng cán bộ từ quản lý đến khai thác của công ty ngày càng được củng cố và hoàn thiện cả về chất lượng và số lượng.
Năm 2001 cũng là năm Bảo Việt triển khai nhiều sản phẩm mới, được cải tiến trên cơ sở các sản phẩm cũ cho phù hợp hơn với nhu cầu về BHNT của người dân đảm bảo rằng mọi người dân đều có thể tham gia bảo hiểm dù có mức thu nhập thấp hay cao đều có thể mua sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế. Mặt khác, Tổng công ty tăng cường hỗ trợ các công ty thành viên thông qua việc phát triển công tác tuyên truyền quảng cáo, chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, giải quyết nhanh chóng thắc mắc, đề nghị của công ty, hoàn thiện cơ chế khuyến khích đối với đại lý...
4.2. Những khó khăn.
Thứ nhất: Mặc dù tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá cao, song do
xuất phát điểm thấp, thu phận của đại bộ phận dân cư trên địa bàn thành phố chưa cao và còn có sự chênh lệch lớn. Mức thu nhập cao tập trung chủ yếu vào khoảng 30% dân cư ở khu vực thành thị trong khi thành thị cũng là thị trường được khai thác bảo hiểm khá nhiều trong suốt 4 năm qua, từ năm 1996. Tính trung bình, tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ của dân cư khu vực các quận nội thành của Hà Nội hiện nay chiếm khoảng 10%.
Thứ hai: Người dân chưa thực sự tin tưởng vào giá trị của đồng tiền sau một
thời gian dài, và với đặc điểm của các sản phẩm BHNT là loại hình bảo hiểm mang tính chất dài hạn, do vậy họ nghĩ rằng số tiền nhận được trong tương lai sẽ có giá trị bị giảm đi rất nhiều (Họ lo sợ lạm phát xảy ra)
Thứ 3: Sự tham gia thị trường của các công ty BHNT nước ngoài dã làm cho thị trường BHNT Việt Nam sôi động và phong phú lên rất nhiều nhưng lại gây khó khăn là sự cạnh tranh giữa các công ty nhằm chia sẻ thị trường BHNT cũng như
nguồn tuyển viên. Mặt khác, sự có mặt ngày càng đông hơn của đội ngũ tư vấn bảo hiểm nhân thọ trên thị trường cũng làm cho khách hàng khó tính hơn, việc tiếp cận và thuyết phục trở nên khó khăn hơn.
Thứ ba: Sản phẩm BHNT đã được Tổng công ty hoàn thiện, thay đổi nhưng
người dân lại cảm thấy thiệt thòi vì chi phí bảo hiểm cao hơn khi so sánh các sản phẩm NA1,2,3 với NA 4,5,6. Một số điểm quy định trong điều khoản BHNT còn cứng nhắc, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Thứ tư: Chương trình phần mềm tin học quản lý nghiệp vụ BHNT còn nhiều
bất cập, không ổn định và đầy đủ theo yêu cầu quản lý đã gây nhiều khó khăn cho công ty. Năm 2001 là năm chuyển đổi chương trình máy tính từ FOXPRO sang BVLIFE cho phép quản trị dữ liệu và thực hiện các dịch vụ tốt hơn nhưng hiện còn thiếu ổn định và đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. Thêm vào đó là việc triển khai sản phẩm mới, những thay đổi về quy trình khai thác trong một thời gian ngắn,... cũng gây ra những khó khăn nhất dịnh cho hoạt động của Công ty.
Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội năm 2001 có những thuận lợi cơ bản nhưng cạnh tranh trong lĩnh vực BHNT ngày càng gay gắt hơn. Nhưng với sự nỗ lực, cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, cán bộ khai thác và chuyên thu toàn công ty trong công tác kinh doanh công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.