Để tính giá NVL xuất dùng, kế toán áp dụng phương pháp tính giá hạch toán. Đối với các nghiệp vụ xuất NVL, kế toán vật liệu tính thành tiền theo giá hạch toán trên các phiếu xuất và sẽ được phân bổ cho từng khoản mục chi phí chi tiết cho từng sản phẩm, phân xưởng dựa trên nội dung các phiếu xuất. Cuối tháng, cộng tổng cho từng khoản mục đó vào bảng phân bổ số 2 theo giá hạch toán. Đồng thời, căn cứ vào bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho đó ghi vào cột giá hạch toán của TK 152, căn cứ vào NKCT số 1, số 2, số 5, số 10… kế toán vật tư vào cột giá thực tế TK 152 và phân giá hạch toán đối với số phát sinh Nợ của TK 152 vào bảng kê só 3. Từ đó, tính hệ số giá và tính giá thực tế NVL xuất trong tháng.
Biế u 2.8 BẢNG KÊ SỐ 3 ( Bảng kê tính giá NVL) Tháng 6/2007 S T T Diễn giải TK 152
Giá HT Giá TT Ghi chú
1 I.Dư Nợ đầu kỳ 730.614.264 726.351.993
2 II. Phát sinh Nợ trong tháng 95.947.088 88.797.159 - TK 111 (NKCT số 1) 6.475.168,6 6.284.372,5 - TK 141 ( NKCT số 10) 1.606.575,2 1.684.016,5 - TK 331 ( NKCT số 5) 86.864.690,8 79.221.517,4 - TK 3333 (NKCT số 10) 1.000.653 1.607.253 3 III. Cộng số dư đầu tháng và
phát sinh Nợ trong tháng 826.561.352 815.149.152
4 IV. Hệ số giá 0,986
5 Xuất trong tháng 287.515.642 283.490.423
6 Tồn cuối tháng 539.045.710 531.658.729
Từ bảng kế số 3, cuối tháng, kế toán căn cứ vào hệ số giá tính giá thực tế NVl xuất kho theo các khoản mục chi phí và được đưa vào bảng phân bổ số 2 ( Biểu 2.9). Bảng phân bổ số 2 là căn cứ ghi vào bảng kê số 4, số 5, số 6 số phát sinh TK 152 theo giá thực tế ở biểu 2.10, biểu 2.11, biểu 2.12. Các bảng kê số 4, số 5, số 6 sau khi khóa sổ vào NKCT số 7 ( Biểu 2.13).Sau khi khóa sổ các
NKCT… vào sổ cái TK 152. Sổ này được mở cho cả năm. Mỗi tờ sổ mở cho 3 tháng, trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, dư đầu kỳ, cuối kỳ.Số phát sinh Nợ được lấy từ NKCT số 1,2,5,10. Số phát sinh Có được lấy từ NKCT số 7.Sổ cái TK 152 được ghi vào cuối tháng sau khi đã khóa sổ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên NKCT....………
Biểu 2.9 BẢNG PHÂN BỔ SỐ 2
Tháng 6/2007
TT TK ghi Nợ TK ghi Có
TK 152
Giá HT Giá TT Ghi chú
1 TK 621- CP NVL tt 224.753.484,62 221.831.687,23 - Trạm trộn 84 52.257.290,55 51.577.945,46 … 2 TK 627- CP sản xuất chung 2.517.762,15 2.485.031,2 - Máy công trình 533.119,62 526.189,22 … 3 TK 2412 – XDCB 5.561.130,71 5.488.836,15 4 TK 335- CP bảo hành 48.051.256,26 47.426.589,55 - Trạm 22 90.522,92 89.346,17 … 5 TK 642- CP QLDN 4.604.050,96 4.544.198,33 6 TK 632- Nhượng bán 1.902.444,44 1.877.712,62 Cộng 287.515.642,12 283.777.935,9 Biểu 2.10 TRÍCH BẢNG KÊ SỐ 4 (Tập hợp CPSX theo các TK 621, 627) Tháng 6/2007
TT TK ghi Có TK ghi Nợ TK 152 I TK 621 – CP NVL trực tiếp 221.831.687,23 1. -Trạm trộn 84 51.577.945,46 - Trạm trộn 85 12.256.385,21 … II TK 627- CP sản xuất chung 2.485.031,2 1. - Máy công trình 526.189,22 2. - BP cơ khí 341.901,74 … Cộng 224.316.718,43
Biểu 2.1 1 TRÍCH BẢNG KÊ SỐ 5 ( Tập hợp CP cho XDCB và QLDN) Tháng 6/2007 TT TK ghi Có Ghi Nợ các TK TK 152 I. TK 241 - CP XDCB 5.488.836,15 II. TK 642 – CP QLDN 4.544.198,33 Cộng 10.033.034,48 Biểu 2.12TRÍCH BẢNG KÊ SỐ 6 ( CP Bảo hành sản phẩm TK 335) Tháng 6/2007 TT TK ghi Có TK ghi Nợ TK 152 1. Trạm 22 89.346,17 2. Trạm 34 2.846.740,22 … Cộng 47.426.589,55 Biểu 2.13 TRÍCH NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
Tháng 6/2007.
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh chi nhánh công ty Mekong Auto
TT TK ghi Có TK ghi Nợ TK 152 Ghi chú I. Phần A 1. TK 621 – CP NVL trực tiếp 221.831.687,2 3 2. TK2412 – CP XDB 5.488.836,15 3. TK 335 – CP bảo hành 47.426.589,55 4. TK 627 – CP sản xuất chung 2.485.031,2 5. TK 642 – CP QLDN 4.544.198,33 Cộng 281.777.342,4 6 II. Phần B 1. TK 632 – Nhượng bán NVL 1.877.712,62 Cộng 1.877.712,62
Biể u 2.14 SỔ CÁI TK 152 - NVL TT Ghi Nợ TK 152 Ghi Có các TK khác Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Số dư Nợ đầu tháng 726.351.992,81 1 NKCT số 1 ( TK 111) 6.284.372,48 2 NKCT số 5 (TK 331) 79.221.517 3 NKCT số 10 (TK 141) 1.684.016,54 4 NKCT số 10 (TK3333) 1.605.226,93 Cộng phát sinh Nợ 88.795.158,82 Cộng phát sinh Có 283.777.935,95 Số dư Nợ cuối tháng 531.169.215,69
2.4GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT KẾ TOÁN TIÊU THỤ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY MEKONG AUTO
Chi nhánh công ty Mekong Auto là liên doanh trong lĩnh vực lắp ráp ôtô tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm của chi nhánh khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã trong đó sản phẩm chính của chi nhánh là các loại xe 2 cầu, xe tải thùng kín, xe ben, xe buýt nhỏ, xe buýt công cộng.
Giai đoạn tiêu thụ là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định đến doanh số bán hàng cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Trong giai đoạn này DN có các phương thức tiêu thụ sản phẩm chính là: tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý và phương thức bán hàng trả góp, trả chậm.
* Tài khoản sử dụng
- TK 632: Giá vốn hàng bán.
- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - TK 521: Chiết khấu thương mại.
-TK 531: Hàng bán bị trả lại - TK 532: Giảm giá hàng bán.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TK khác là: 111,112,131,155, 157, 512, 3387, 3331…
* Sơ đồ hạch toán kế toán
Chi nhánh hạch toán kế toán thành phẩm, tiêu thụ và kết quả tiêu thụ theo hình thức Nhật ký chung và được khái quát theo sơ đồ dưới.
Sơ đồ 5: Trình tự kế toán thành phẩm, tiêu thụ và kết quả tiêu thụ theo hình thức Nhật ký chung
: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu
Việc hạch toán tổng quát doanh thu tiêu thụ được thể hiện ở sơ đồ dưới.
Sơ đồ 6: Sơ đồ hạch toán tổng quát doanh thu tiêu thụ Chứng từ gốc
Nhật ký bán hàng Nhật ký chung
Sổ cái các TK
155,157,159,511,521,531,532,632, 911…
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ chi tiết các TK 155, 157, 159, 511, 531, 532, 632, 911…
Chú thích:
(1). Doanh thu tiêu thụ theo giá bán không có thuế GTGT. (2). Thuế GTGT đầu ra phải nộp
(3). Kết chuyển CKTM, doanh thu HBBTL, GGHB. (4). Thuế TTĐB phải nộp về hàng đã tiêu thụ trong kỳ. (5). Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ.
Đối với hàng bán theo phương thức trả góp, trả chậm thì được hạch toán theo sơ đồ dưới. TK 521,531,532 TK 511,512 TK 3332 TK 911 TK 111, 112, 131… TK 3331 (3) (1) (2) (4) (5)
Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán bán hàng trả góp, trả chậm.
Chú thích
1. Phản ánh giá bán trả góp, trả chậm theo hóa đơn GTGT. (1.1)Số tiền người mua trả lần đầu tại thời điểm mua hàng. (1.2)Tổng số tiền còn phải thu ở người mua.
(1.3)Doanh thu theo giá bán hàng thu tiền ngay ( giá chưa có thuế GTGT). (1.4)Thuế GTGT phải nộp tính trên giá bán thu tiền ngay.
(1.5)Doanh thu chưa thực hiện ( phần chênh lệch giữa giá bán trả góp với giá bán thu tiền ngay).
2. Kết chuyển doanh thu thuần. 3. Thu tiền ở người mua các kỳ sau.
TK 911 TK 3331 TK 3387 TK 511 TK 111, 112 TK 131 (2) (1.3) (1.4) (1.5) (1.2) (1.1) (3)
* Các chứng từ sử dụng trong kế toán tiêu thụ
Căn cứ vào đề nghị xuất xe và giấy giới thiệu nhận hồ sơ của khách hàng, bộ phận tiêu thụ lên phòng tài vụ đề nghị viết phiếu xuất kho thành phẩm. Khi khách hàng thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo thỏa thuận, kế toán viết hóa đơn GTGT thành 3 liên. Liên 1: Lưu ở sổ gốc hóa đơn GTGT. Liên 2: Giao cho khách hàng. Liên 3: Lưu hành nội bộ. Hóa đơn phải có đầy đủ chữ ký và ghi rõ họ tên người mua hàng, người bán hàng và thủ trưởng đơn vị.
Biểu 2.15HÓA ĐƠN Mẫu số 01 GTKT-3LL GIÁ TRỊ GIA TĂNG EN/2007B
Liên 3: Nội bộ 0004256 Ngày 6 tháng 6 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Chi nhánh công ty Mekong Auto Địa chỉ:Km25, Quốc lộ 3, Đông Anh, Hà Nội. Số TK:
Điện thoại: MS: 03006267750041 Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Cty TNHH Bình Dương Địa chỉ: Quốc lộ 3, Đông Anh, Hà Nội Số TK:
Hình thức thanh toán: Trả chậm MS: 2300100256
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3=1x2
Xe tải Quingqui 2 tấn chiếc 3 120.000.000 360.000.000 Cộng tiền hàng: 360.000.000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 18.000.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 378.000.000
Số viết bằng chữ: Ba trăm bảy mươi tám triệu đồng chẵn!
Người mua hàng ( Ký, họ tên) Người bán hàng ( Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, họ tên) Trên cơ sở hóa đơn bán hàng đã được lập, hàng ngày kế toán vào Nhật ký bán hàng, Nhật ký chung và sổ chi tiết các TK có liên quan là
TK111,112,632,511… Và cuối kỳ, kết chuyển các TK doanh thu và chi phí để xác định kết quả kinh doanh về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Ngoài ra, liên quan đến nghiệp vụ thu tiền hàng, kế toán thanh toán lập Phiếu thu nếu khách hàng thanh toán bằng tiền mặt; hoặc Ngân hàng sẽ chuyển Giấy báo có cho công ty nếu khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản.
Ch
ương 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊNHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨCCÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY MEKONG AUTO
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước như ở nước ta hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần phải đảm bảo quá trình kinh doanh hiệu quả, lấy thu bù chi và có lãi. Để đảm bảo quá trình kinh doanh đó, người lãnh đạo phải nắm bắt được các thông tin về hoạt động kinh doanh của mình một cách chính xác, kịp thời, đánh giá các mặt mạnh yếu của mình từ đó tìm ra các biện pháp tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Là bộ phận được giao cho trách nhiệm phản ánh, xử lý các thông tin về vốn, nguồn vốn, tình hình hoạt động kinh doanh…nên công tác kế toán tại doanh nghiệp đòi hỏi phải không ngừng được nâng cao và hoàn thiện.
Chi nhánh công ty Mekong Auto - chi nhánh Hà Nội - với tư cách là một chi nhánh hoạt động kinh doanh độc lập, có con dấu, mã số thuế, tài khoản riêng và chịu trách nhiệm vể mọi hoạt động của mình trước pháp luật và trước công ty Mekong Auto. Do đó, chi nhánh cũng phải tự xây dựng cho mình một bộ máy quản trị hiệu năng với sự trợ giúp đắc lực của bộ máy kế toán để có thể đảm bảo luôn có được những thông tin chính xác, kịp thời, trung thực về tình hình tài chính kế toán của công ty.
Bằng thực tế nghiên cứu và những hiểu biết lý luận của mình, em xin đưa ra một số nhận xét về tổ chức công tác kế toán của chi nhánh cũng như xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị để có thể nâng cao công tác kế toán của chi nhánh Mekong Auto.
3.1. NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY MEKONG AUTO MEKONG AUTO
3.1.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto
- Chi nhánh áp dụng hình thức sổ là hình thức “ Nhật ký chung”. Hình thức này rất phù hợp với đặc điểm của chi nhánh.
- Về đội ngũ nhân lực phòng tài vụ: Chi nhánh đã tuyển chọn được đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ hiểu biết về nghiệp vụ kế toán cao, có khả năng tiếp thu và sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán, thường xuyên được học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân viên kế toán.
- Về hệ thống chứng từ, tài khoản: Chi nhánh đã tổ chức được một hệ thống chứng từ và vận dung tài khoản kê toán tương đối phù hợp với độ và biểu mẫu do Bộ tài chính ban hành. Các chứng từ được lập, kiểm tra, luân chuyển một cách thường xuyên, phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống tài khoản của chi nhánh phản ánh đầy đủ mọi hoạt động kinh tế, việc sắp xếp và phân loại các tài khoản trong hệ thống tài khoản của chi nhánh tương đối phù hợp với tình hình sản xuất của công ty đáp ứng được yêu cầu trong quản lý.
- Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho công tác kế toán như máy tính, máy in… tương đối đầy đủ, đảm bảo chất lượng đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Hệ thống tủ lưu trữ hồ sơ đảm bảo được yêu cầu công việc.
- Về hạch toán NVL.
+ Công tác hạch toán NVL nói chung đã phản ánh đúng thực trạng hoạt động của chi nhánh, phù hợp với yêu cầu quản lý, đảm bảo sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính các chỉ tiêu giữa kế toán và các bộ phận liên quan. Kế toán vật tư
đã thực hiện việc đối chiếu giữa chứng từ, sổ kế toán với thẻ kho, kiểm kê vật tư đảm bảo tính cân đối giữa chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cũng thường xuyên đối chiếu, đảm bảo độ chính xác các thông tin về tình hình biến đông NVL. Nhân viên thống kê phân xưởng thực hiện việc theo dõi tình hình lĩnh và sử dụng NVL ở phân xưởng sản xuất, phản ánh tình hình xuất dùng kịp thời.
+ Phương pháp tình giá xuất NVL theo giá hạch toán rất phù hợp với tình hình biến động thường xuyên NVL của chi nhánh và phù hợp với hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư.
+ Hệ thống định mức tiêu hao NVL cho mỗi loại sản phẩm cũng như từng chi tiết của sản phẩm tương đối chính xác, khoa học. Thông qua hệ thống định mức này giúp cho quá trình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL hợp lý và có hiệu quả cao.
+ Việc tổ chức kiểm tra chất lương vật liệu, thành phẩm khi nhập kho được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, các thông số kỹ thuật, chủng loại, quy cách và hướng tới các mục tiêu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì công tác kế toán ở chi nhánh còn tồn tại những hạn chế cần tìm tòi ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao công tác kế toán.
3.1.2 Một số hạn chế trong công tác kế toán tại chi nhánh công ty Mekong Auto
- Thứ nhất là tổ chức bộ máy kế toán chưa hợp lý. Số lượng kế toán viên ít ( phòng tài vụ chỉ có 4 nhân viên), phải chịu một khối lượng công việc lớn. Có sự kiêm nhiệm các phần hành không hợp lý. Việc phân công kế toán vật tư kiêm thủ quỹ sẽ ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán NVL nói riêng do khối lượng công việc kế toán phần hành NVL tương đối nhiều.
- Thứ hai là phương tiện nghiệp vụ. Các máy móc, thiết bị ứng dụng ( máy tính, máy in,…) cũng như hệ thống điều hòa, đèn điện; hệ thống tủ lưu trữ tài liệu
hạn chế gây ra những khó khăn trong công việc cũng như vấn đề lưu chứng từ, tài liệu.
- Thứ ba là về phần hành hạch toán NVL.
+ Chi nhánh tuy lập bảng theo dõi chi tiết vật tư tại các xưởng nhưng vẫn chưa theo dõi cụ thể việc nhập, xuất vật tư cho từng giai đoạn.
+ Thiếu phiếu giao nhận chứng từ. NVL ở chi nhánh khá lớn, số lượng nghiệp vụ nhập, xuất nhiều. Nếu không lập phiếu giao nhận chứng từ sẽ gây tình trạng có nhiều phiếu nhập, xuất bị quên không ghi sổ; đồng thời khi vào bảng lũy kế nhập-xuất-tồn khó khăn, không đầy đủ.
+ Chi nhánh không lập dự phòng giảm giá NVL nên không chủ động được trong trường hợp có sự biến động về giá cả NVL trên thị trường trong khi số lượng NVl ở chi nhánh rất đa dạng về chủng loại, số lượng.