Quản lý KHTSCĐ trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài khoản cố định.doc (Trang 56 - 62)

Khi sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp cần quản lý khấu hao một cách chặt chẽ vì có như vậy mới có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu. Các doanh nghiệp thường thực hiện việc lập kế hoạch KBTSCĐ hàng năm. Thông qua kế hoạch khấu hao, doanh nghiệp có thể thấy nhu cầu tăng giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu đó. Vì kế hoạch khấu hao là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn quyết định đầu tư đổi mới TSCĐ trong tương lai.

Để lập được kế hoạch khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp thường tiến hành theo trình tự nội dung sau:

+ Xác định phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao và tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ kế hoạch.

Doanh nghiệp phải dựa vào những quy định hiện hành.

Về nguyên tắc KHTSCĐ doanh nghiệp phải tiến hành triển khai từ quý 4 năm báo cáo do đó:

- Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có ở đầu kỳ kế hoạch: TNGđ = TNG 30/9 + NGt4 – NGg4.

- Nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ. TNGđk = TNGk30/9 +NGtk4 – NGgt4.

Trong đó:

TNGđ: Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có đầu kỳ.

TNG30/9: Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm 30/9 năm báo cáo.

NGg4: Nguyên giá TSCĐ giảm quý 4 năm báo cáo.

TNGđk: Tổng nguyên giá TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ.

TNGk30/9: Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm 30/9 năm báo cáo.

NGtk4: Tổng nguyên giá TSCĐ tăng phải tính khấu hao quý 4 năm báo cáo

NGgt4: Tổng nguyên giá TSCĐ giảm phải tính khấu hao quý 4 năm báo

+ Xác định giá trị TSCĐ bình quân tăng giảm trong kỳ kế hoạch và nguyên giá bình quân TSCĐ phải trích khấu hao trong kỳ.

Dựa vào các kế hoạch đầu tư và xây dựng năm kế hoạch để xác định nguyên giá TSCĐ bình quân tăng phải tính khấu hao và bình quân giảm thôi không tính khấu hao. Tuy nhiên,

việc tính toán phải được thực hiện theo phương pháp bình quân gia quyền vì việc tăng giảm TSCĐ thường diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau và thời gian tăng giảm TSCĐ đưa vào tính toán phải được thực hiện theo quy định hiện hành là tính chẵn cả tháng.

Nguyên giá bình quân tăng TSCĐ cần trích khấu hao và bình quân giảm thôi không tính khấu hao trong kỳ được xác định theo công thức: ( ) 1 xTsd NGti n i ∑ = NGtk = 12 ∑[ ] = − n i Tsd NGgix 1 ) 12 ( và NGgt = 12 Trong đó:

NGtk: Nguyên giá bình quân TSCĐ tăng trong kỳ phải tính khấu hao.

NGti: Nguyên giá bình quân TSCĐ thứ i tăng trong kỳ phải tính kháu hao.

NGgt: Nguyên giá bình quân TSCĐ giảm trong kỳ thôi tính khấu hao.

NGgi: Nguyên giá bình quân TSCĐ thứ i giảm trong kỳ thôi tính khấu hao.

Tsd: Số tháng doanh nghiệp sử dụng TSCĐ . + Xác định nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ. Xác định theo: NGt = ∑ = n i NGti 1

+ Xác định nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ. Xác định theo: NGg = ∑ = n i NGgi 1

Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu hao trong kỳ theo công thức:

TNGKH = TNGđk + NGtk – NGgt. Trong đó:

TNGKH: Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu hao trong kỳ.

TNGđk: Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu hao đầu kỳ

NGtk: Tổng nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ phải tính khấu hao

NGgt: Tổng nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ thôi không phải tính khấu hao

+ Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm.

Sau khi xác định được nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ, sẽ căn cứ vào tỷ lệ khấu hao bình quân đã được xác định, đã được cơ quan quản lý tài chính cấp trên đồng ý. Doanh nghiệp sẽ tính mức khấu hao bình quân trong năm như sau:

MKH = TNGKH x TKH Trong đó:

TNGKH : Tổng nguyên gía TSCĐ phải tính khấu hao trong kỳ.

MKH : Mức khấu hao bình quân hàng năm. TKH : Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm.

Tuỳ mỗi loại hình sản xuất và phương pháp tính khấu hao theo năm, tháng... hoặc theo sản phẩm mà doanh nghiệp đã lựa chọn để tiến hành tính toán cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài khoản cố định.doc (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w