KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ:

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định, tiền lương, tập hợp chi phí sản xuất .doc (Trang 34 - 37)

1. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ:

Đây là công việc sửa chữa nhỏ, thường xuyên như thay dầu, tra mỡ, lau máy, quét sơn…Hay sửa chữa những bộ phận thứ yếucủa TSCĐ. Giá trị sửa chữa này được tính trực tiếp vào chi phí ở bộ phận sử dụng TSCĐ.

2. Sửa chữa lớn TSCĐ:

- Là công việc nhằm thay thế, phục hồi những bộ phận, những chi tiết để duy trì khả năng hoạt động bình thường của tài sản. Việc sửa chữa lớn TSCĐ thường có kế hoạch. 2.1. Doanh nghiệp tự làm : Nợ TK 241 Nợ TK 1331 Có TK 111,112 2.2. Nếu chi phí lớn:

Nợ TK 142,242 Có TK 241

Sau đó kế toán tiến hành phân bổ vào chi phí các bộ phận: Nợ TK 627,641,642

Có TK 142,242

Trích nghiệp vụ:

Ngày17 tháng01 năm2005 theo PC: 06, sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý chi sửa chữa lớn là 6.000.000. Công việc sửa chữa lớn hoàn thành và chi phí sửa chữa lớn được phân bổ trong 12 tháng. Kế toán lập bảng phân bổ cho kỳ này.

Kế toán định khoản: a. Nợ TK 241: 6.000.000 Có TK 111: 6.000.000 b. Nợ TK 142: 6.000.000 Có TK 241: 6.000.000 c. Tính mức phân bổ: 6.000.000 Mức phân bổ cho từng kỳ = = 500.000 12 Nợ TK 642: 500.000 Có TK 142: 500.000 Chứng từ gốc cần lập: - Phiếu chi - Bảng phân bổ - Sổ cái TK241

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM: 1. Khái niệm:

Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả, sức lao động mà chủ sử dụng đã trả cho người lao động căn cứ vào thời gian lao động, khối lượng công việc và chất lượng lao động.

2. Đặc điểm lao động:

Được phân theo quan hệ với sản xuất thì lao động ở Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ được phân ra làm 2 loại:

- Lao đông trực tiếp: Là lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất ở các phân xưởng: 272 lao động.

- Lao động gián tiếp: Là những lao động không tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Họ là những cán bộ công nhân viên ở các phòng ban, cán bộ quản lý phân xưởng.

Được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

STT Chỉ tiêu Số lượng

(người)

Cơ cấu(%)

Năm công tác

<=3năm <=5năm =>5năm

1 ĐH 3 1 1 1 1 2 CĐ 5 1,7 3 2 0 3 TC 15 5,1 9 6 0 4 Học nghề 272 92,2 182 90 0 3. Chứng từ sổ sách kế toán: - Bảng chấm công

- Bảng cân đối lương của các tổ chức thuộc phân xưởng - Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng thanh toán tiền thưởng - Bảng thanh toán BHXH

- Phiếu chi, giấy báo Nợ, Có liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương

- Phiếu báo làm thêm giờ Sổ sách kế toán:

- Nhật ký chứng từ số 1, 2 - Sổ chi tiết TK131, 334, 338 - Sổ cái TK334, 338

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định, tiền lương, tập hợp chi phí sản xuất .doc (Trang 34 - 37)