VI Tiền lương bình quân theo đơn giá Ng.đ 1.579 1.707 1
1. Về thủ tục và các chứng từ khi tiến hành tính lương:
+ Việc chấm công cần phải quan tâm chặt chẽ tới đội ngũ lao động gián tiếp hưởng lương theo ngày công, nếu rõ trường hợp đi muộn về sớm thậm chí làm việc nữa ngày để đảm bảo sự công bằng cho những ngươì thực hiện nghiêm chỉnh giờ hành chính tại cơ quan.
+ Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất như các xưởng thiết kế, các phòng ban khác mặc dù áp dụng chế độ lương khoán theo từng công trình, từng dự án song cũng phải có bảng chấm công để kế toán tiền lương còn có cơ sở xác định chính xác số tiền được hưởng khi nghỉ hưởng lương hoặc được hưởng chế độ BHXH, BHYT,…
+ Mỗi bảng ứng lương công trình đối với bộ phận trực tiếp sản xuất cần ghi rõ công trình, dự án tránh trường hợp nhầm lẫn đã xảy ra khi ứng lương mà ghi nhầm vào công trình. Mặt khác các công trình có tên gần sát hoặc trùng nhau, chỉ khác tên chủ đầu tư nên khi kế toán lương đối chiếu với kế toán công nợ hoặc kế toán chi tiết tiền mặt mới thấy được sự nhầm lẫn đó.
+ Bảng chia lương sản lượng vào cuối Quý II hoặc cuối năm cần chia cụ thể theo từng người, từng chủ nhiệm đồ án. Công ty nên xem xét việc chia lương vào những niên độ đó theo chủ nhiệm đồ án để họ tự trả lương cho các cán bộ phòng ban khác tham gia vào dự án.
2. Về tài khoản kế toán :
+ Công ty nên áp dụng tài khoản 136 - Phải thu nội bộ, trong đó coi các xưởng thiết kế, các phòng ban như một đơn vị nội bộ cần xácđịnh công. Thoe tôi, làm được như vậy có 3 ưu điểm sau:
Thứ nhất, Công ty quản lý được vốn của mình được chặt chẽ hơn, tránh nhầm lẫn giữa các công trình, các đưo nvị tự theo dõi về các khoản ứng của mình và thanh toán.
Thứ hai, Công ty sẽ coi các khoản ứng như là một khoản công nợ cần tính lãi, hạn chế việc công trình kéo dài không thực hiện trong khi tiền vẫn ứng.
Thứ ba, Kế toán tiền lương sẽ không lúng túng trong việc định khoản kế toán mà chỉ cần hạch toán các khoản ứng lương hàng tháng theo tài khoản phải thu nội bộ các đơn vị, ví dụ như: TK136.1 - Phải thu
xưởng TK Số 1; TK 136.2 - Phải thu Xưởng TK Số 2; ….
+ Công ty nên áp dụng các tài khoản chi tiết lương ví dụ như: 334.1 - Lương cơ bản; TK334.2 - Lương sản lượng; TK334.3 - Lương chi cộng tác viên;….
3. Về vấn đề công nghệ, nhân lực :
+ Công ty nên đưa cán bộ đi đào tạo, nhất là đội ngũ kế toán trực tiếp, áp dụng phần mềm kế toán, nhằm làm giảm tối thiểu giừo công, tăng năng suất lao động, tăng cường trang thiết bị như máy tính, máy in cho phòng kế toán,….
+ Công ty cần chú trọng vào việc đào tạo nhân lực thông qua các quỹ đầu tư phát triển, đặc biệt là việc đào tạo, đào tạo lại, chuyên tu đội ngũ các nhà làm tài chính thống kê, cụ thể là bộ phận Kế toán.
+ Công ty cần chú ý tăng lương thoả đáng cho cán bộ công nhân viên đặc biệt là tỷ lệ khoán lương 25% là còn thấp đối với ngành nghề thiết kế – chi phí chủ yếu là nhân công
+ Hình thức trả lương hợp lý là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích công nhân không ngừng
tăng năng suất lao động, sử dụng đầy đủ và hợp lý thời gian lao động, nâng cao chất lượng sản xuất. Việc tăng lương thoả đáng, chính sách đãi ngộ kịp thời sẽ là động lực là cuộc sống đối với người lao động họ sẽ gắn trách nhiệm hết mình vì Công ty, ngoài ra việc đảm bảo độ tin cậy đối với các bạn hàng, chiếm lĩnh mở rộng thị trường/.
Kết luận
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại các doanh nghiệp là công việc ít nghiệp vụ và đơn giản tuy nhiên để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương vừa là công cụ hữu hiệu cho nhà quản lý vừa là chỗ dựa đáng tin cậy cho người lao động thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo giữa các chế độ lao động tiền lương hiện hành và đặc thù lao động tại đơn vị.
Kế toán cần phải nắm chắc chức năng, nhiệm vụ của Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải căn cứ vào mô hình chung đặc trưng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng những quy định về ghi chép luân chuyển chứng từ để có hướng hoàn thiện thích hợp. Mặt khác khi hạch toán tiền lương
cũng như hạch toán Kế toán phần hành Kế toán phải cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác nhất cho các nhà quản lý qua đó góp phần quản trị nhân sự đề ra biện pháp tăng năng suất lao động. Với những kiến thức đã học đượ c ở trường cùng với thời gian thực tập thực tế tại Công ty Tư vấn Xây dựng và PTNT. Với sự giúp đỡ chỉ bảo của thầy hướng dẫn, các anh, các chị làm việc tại Công ty, em viết luận văn này với hy vọng công trình nghiên cứu nhỏ bé này của em sẽ góp phần hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Tư vấn Xây dựng và PTNT .
Do sự hiểu biết có hạn nên chắc chắn bản luận này còn nhiều sai sót em rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của người đọc.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy hưỡng dẫn, cùng với sự chỉ bảo của các anh, các chị tại phòng Kế toán, phòng tổ chức nhân sự Công ty Tư
vấn Xây dựng và PTNT trong việc hoàn thành bản chuyên đề này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2003
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Thuỷ
Tài liệu tham khảo
1. Lý thuất và thực hành Kế toán tài chính (PTS. Phạm Văn Công-NXB tài chính Hà Nội 2000)
2. Chế độ báo cáo tài chính (Bộ tài chính – NXB tài chính Hà Nội 2000)
3. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý lao động tiền lương (NXB chính trị – Quốc gia 1995)
4. Chi phí tiền lương của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (Bùi Tiến Quý-Vũ Quang Thọ-NXB chính trị Quốc gia 1997)
5. Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới (Tập 1, tập 2, tập 3-Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam -1997)
6. Hệ thống các văn bản hiện hành lao động – Việt Nam tiền lương, BHXH (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam 1997)
8. Luận văn tốt nghiệp 2002 (Đại học Tài chính Kế toán).
9. Giáo trình Kế toán tài chính của PGS.TS Ngô Thế Chi; TS Nguyễn Đình Đỗ – Trường đại học Tài chính Kế toán