Khái quát về E– Banking Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 53 - 60)

2) Hoạt động thanh toán điện tử trong nước

2.1.1) Khái quát về E– Banking Việt Nam

E–Banking là thuật ngữ viết tắt cuả cụm từ “Electronic Banking”, tạm dịch là

Ngân hàng điện tử. Như vậy, định nghiãđơn giản và tương đối dễ hiểucho thuật ngữ

này là : khả năng số hoá hoạt động tín dụng thể hiện qua các hoạt động cung ứng dịch

vụ thanh toán trong và ngoài nước, nhằm giảm thiểu chi phí và tăng cao tính thanh

khoản cuả các khoản tín dụng

Đối với VN, E –Banking là một lĩnh vực mới mẻ và rất rộng lớn, không chỉ đơn

thuần là nghiệp vụ Ngân hàng, mà hơn thế, là bài toán công nghệ. Chỉ khi ứng dụng

mạnh mẽ CNTT vào hoạt động Ngân hàng, mới dần định hình hệ thống E –Banking

Nếu thời gian trước đây, khi mà công nghệ Ngân hàng là những bộ máy tính điện

tử cơ to bằng cả toà nhà được viện trợ, mua lại từ Liên Xô, Đông Đức,… thì phải đến

Bank 98 - một cuộc triển lãm với quy mô toàn hệ thống Ngân hàng và các cuộc hội

thảo về Ngân hàng, CNTT–thì VN mới có cơhội tiếp cận với vấn đề vềsố hoá hệ

thống tín dụng. Đến năm 2000, dự án “Hiện đại hoá Ngân hàng và hệ thống thanh toán” được triển khai (dù rằng vấn đề này đãđược đưa ra từ năm 1998), và cơ bản hoàn thành vào năm 2001. Trong khi đó, nhu cầu về một diễn đàn chính thức và tập

trungdành riêng cho các định chế tài chính và các chuyên gia đầu ngành CNTT là một điều bức thiết

Hai lý do quan trọng nhất để “Banking Việt Nam” chính thức khởi động là nhu cầu phát triển công nghệ mới từ phiá Ngân hàng và sự gặp gỡ với nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp IDG. Từ đó, vào tháng 11/2001 đã có nhiều sự chuẩn bị ban đầu cho sự ra đời cuả một diễn đàn chính thức. Cho đến 5/2002 Banking Việt Nam đã chính thức

góp mặt như một diễn đàn chung cho hai phân ngành tín dụng và CNTT, và đã hoạt động liên tục trong suốt 6 năm qua

Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử

Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008

hoạt động thanh toán

– 42 –

_______________________________________________________________________

Thực chất đây là một diễn đàn khoa học về công nghệ, nơi quy tụ các nhà quản

lý, các chuyên gia, cácđịnh chế tài chính cùng nhau bàn bạc, chia sẻ kinh nghiệm và

đồng thuận trong phát triển ứng dụng công nghệ mới. Mặt khác, đây là nơi giới thiệu,

quảng bá thương hiệu và sản phẩm CNTT –Ngân hàng

2.1.2) Banking Việt Nam 2007 :

Do 6 kỳ E – Banking trước đây đều tổ chức ở Hà Nội, các đơn vị ở xa, đặc biệt là khu vực phiá Nam không có điều kiện để tham gia đầy đủ sự kiện này. Trong khi đó,

Tp.HCM là một trung tâm kinh tế –kỹ thuật lớn nhất cả nước và có vị trí kinh tế trọng điểm cuả Nam Bộ : ở đây, quy tụ hàng trăm doanh nghiệp hoạt động về công nghệ cao

cùng một khối lượng lớn chi nhánh, hội sở cuả các NHTM. Bên cạnh đó, tại đây vẫn

còn nhiều cách biệt về trìnhđộ công nghệ giưã các Ngân hàng với nhau : giưã NHTM quy mô lớn với các NHTM quy mô vưà và nhỏ. Vì vậy, Banking 2007 được nhất trí tổ

chức tại Tp.HCM với hy vọng sẽ đạt được hiệu quả cao nhất, đặc biệt khi Việt Nam

chính thức gia nhập WTO vào tháng 1/2007

Sự kiện “Banking Việt Nam 2007” chính thức được công bố khởi động vào ngày 1/10/2007. Theo Ban tổ chức, nội dung chủ yếu cuả diễn đàn xoay quanh các nội dung

trọng điểm sau :

 Những thách thức về công nghệ khiViệt Nam gia nhập WTO

 Vấn đề an ninh, bảo mật cuả từng Ngân hàng, cuả toàn bộ hệ thống các

Ngân hàng và xây dựng hệ thống chống thảm hoạ trong hoạt động thời

hội nhập

 Nội dung cuả xu thế hội tụ, mạng không dây, tập trung hoá tài khoản

cuả từng Ngân hàng

 Giải pháp để mở rộng dịch vụ Ngân hàng và hạn chế than toán sử dụng

Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử

Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008

hoạt động thanh toán

– 43 –

_______________________________________________________________________

 ATM và xu hướng phát triển gắn liền với an ninh, an toàn cho người sử

dụng dịch vụ thẻ Ngân hàng

 Chia sẻ kinh nghiệp về quản lý và khai thác các dự án CNTT hiệu quả,

tránh lãng phí

 Vấn đề phát triển nguồn nhân lực

2.1.3) Những vấn đề cần có giải pháp toàn diện và sâu rộng :

Trước nhất cần phải hiểu một cách toàn diện và chính xác về E – Banking. Đây

thuần tuý là một nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanhtoán có sự hỗ trợ cuả công nghệ. Vì vậy, về cơ bản nội dung tác nghiệp nhìn chung sẽ không có nhiều thay đổi, chỉ khác là tốn ít thời gian và chi phí hơn so với khi không ứng dụng công nghệ tin học để quản lý, lưu trữ và trao đổi dữ liệu. Từ những lý do trên, nếu chỉ dựa vào công nghệ thì không thể có hiệu quả cao hơn trước mà cần phải tự cân đối giưã nghiệp vụ chuyên môn và khả năng ứng dụng tin học cuả doanh nghiệp. Ngoài ra, để phát triển một mô hình

“Ngân hàng điện tử” theo chuẩn ISO hiện hành thì chi phí bỏ ra là không nhỏ nên cần

phải có một hoạch định đúng đắn và không chạy theo phong trào

Thứ hai, hoạt động E – Banking đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giưã từng

NHTM với nhau thì mới đem lại hiệu quả cao nhất. Trong khi hiện nay tình trạng phân

tán giưã các Ngân hàng là rất lớn, thể hiện qua việc người dân gặp nhiều khó khăn khi

thực hiện một giao dịch liên Ngân hàng. Ngoài ra, việc các Ngân hàng đưa ra lập luận

vì lý do bảo mật nên chưa thể triển khai nhanh chóng việc đồng bộ hoá dữ liệu cho

toàn bộ các giao dịch đã gây cản trở lớn trong việc kiểm định, thống kê và hạch toán.

Từ đó, phát sinh nhiều tiêu cực, rủi ro hoàn toàn có thể phòng tránh

Thứ ba, chênh lệch về công nghệ giưã các Ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là các NHTM Cổ phần Nhà nước thường có ưu thế về vốn so với các NHTM khác nên việc đưa CNTT vào ứng dụng có phần dễ dàng hơn so với các đơn vị còn lại. Vì vậy, với

Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử

Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008

hoạt động thanh toán

– 44 –

_______________________________________________________________________

các hệ thống máy chủ sẵn có, và vì vậybị rơi vào thế bị động. Đây cũng là một lý do

mà hiện trên địa bàn cả nước, mỗi Ngân hàng có một hệ thống thanh toán riêng, với số lượng rất khác nhau. Có đơn vị thì số lượng điểm thanh toán và chấp nhận thanh toán

rất cao như thẻ ATM cuả Vietcombank (VCB) nhưng chất lượng cung ứng dịch vụ lại

thấp hơn rất nhiều so với hệ thống máy cuả Ngân hàng Đông Á (EAB). Có đơn vị cũng đưa vào hệ thống thanh toán qua máy nhưng số lượng cả về điểm thanh toán, chấp

nhận thanh toán và chất lượng dịch vụ không đáp ứng đượcnhu cầu, như Agribank, Eximbank, Incombank, v.v…

Cuối cùng, tác động cuả Chính phủ vào hiện đại hoá hệ thống thanh toán chưa

triệt để và toàn diện. Cho đến bây giờ, chúng ta chỉ mới kịp thông qua “Đề án thanh

toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam” vào cuối năm 2006, và đi vào hoạt động đầu năm 2007. Từ đó, cho thấy khả năng hoạch định cuả các cấp chính quyền chưa theo kịp đà phát triển tổng thể cuả toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, các vấn đề về lạm phát quá nóng, vấn nạn tham nhũng

trong các gói thầu cung ứng thiết bị, sự cạnh tranh không lành mạnh,… cũng là một

trong số những điểm cần đặc biệt quan tâm

2.2) Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam :

Trong lộ trình thực hiện “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam” đãđược Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006. Đến 24/8/2007 tiếp tục

ban hành Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước

Phần I : Những vấn đề về thương mại điện tử

Chương III : Vài nét về thương mại điện tử trong 2007 – 2008

hoạt động thanh toán

– 45 –

_______________________________________________________________________

Ta có thể tóm tắt sơ lược một số điểm chính yếu cuả Chỉ thị này như sau :

_ Từ ngày 1/1/2008 tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và cấp dưới chủ động

phối hợp với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tiếp tục triển khai và mở rộng

việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng làm việc trong các cơ quan trung ương, các cơ quan, đơn vị thuộc UBND các cấp tại Hà Nội, Tp.HCM và một số tỉnh, thành phố, thị xã, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đã vàđang triển khai

_ Từ ngày ngày 1/1/2009 tiếp tục mở rộng thực hiện việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng ở những đơn vị chưa triển khai trên phạm vi cả nước, nơi mà các tổ

chức cung ứng dịch vụ thanh toán có khả năng đáp ứng việc trả lương qua tài khoản

qwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwerty uiopasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasd fghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzx cvbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyui opasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfg hjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxc vbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyui opasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfg hjklzxcvbnmqwertyuiopasdfghjklzxc vbnmqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmq wertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwertyui opasdfghjklzxcvbnmqwertyuiopasdfg hjklzxcvbnmrtyuiopasdfghjklzxcvbn mqwertyuiopasdfghjklzxcvbnmqwert PHN II

Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về

hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam

Phần II : Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý

về thương mại điện tử cuả Việt Nam 2007 – 2008

– 46 –

_______________________________________________________________________

Trong quá trình phân tíchở chương I, mà đặc biệt là mục I và II, bài viết đãđưa

ra một sốthiếu sót và sai lầm cuả các quy định VN đối với các vấnđề TMĐT. Theo đó, đểgiải quyết những khiếm khuyết này một cách toàn diện thì không thểchỉ dưạ

vào việc ban hành các văn bản hướng dẫn hoặc quy định chi tiết các khoản mục cuả

Luật giao dịch điện tử2005, mà cần phải sưả đổi ngay tại những quy định này. Điều này là cần thiết vì các văn bản dưới luật chỉ có thể điều chỉnh trong một phạm vi nhất

định nào đó mà không thểbao quát toàn bộmọi quan hệphát sinh từviệc sửdụng các công nghệtruyền thông hiện đại phục vụ cho mục đích thương mại

Vì vậy, bài viết đưa ra các khuyến nghị đối với việc hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực TMĐT tại VN như sau :

Một phần của tài liệu Pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)