Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Than Uyên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu (Trang 32 - 40)

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH HUYỆN THAN UYÊN TRONG NHỮNG NĂM QUA (2003-2006).

1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội và tổ chức bộ máy quản lý ngân sách huyện Than Uyên (1)

1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Than Uyên.

Than Uyên, là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu, huyện cách trung tâm tỉnh lỵ trên 95 km. Phía đông Đông Bắc giáp huyện Sa Pa và huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai, phía Đông Nam giáp với huyện

Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La, phía Đông giáp với huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái; phía Tây Bắc giáp huyện Tam Đường và Sìn Hồ tỉnh Lai Châu.

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện 169.095,731 ha, trong đó: đất nông nghiệp chiếm 22,33%; đất lâm nghiệp chiếm 18,7%; đất bố trí dân cư chiếm: 0,95%; đất khác chưa sử dụng chiếm 58,02% diện tích (phần lớn là đất đồi núi đá, sông, suối...). Than Uyên có hai tuyến Giao thông trọng yếu là hai quốc lộ chạy qua, quốc lộ 32 và quốc lộ 279; quốc lộ 32 được nối liền từ huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai chạy qua xã Bình Lư huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu và qua địa phận các xã của huyện Than Uyên 75 km là (xã Mường Khoa, trị trấn Nông Trường, xã Thân Thuộc, xã Pắc Ta, Mường Than, thị trấn huyện Than Uyên, xã Nà Cang, xã Mường Kim) sang huyện Mù Cang Chải tỉnh Yên Bái. Quốc lộ 279 được nối liền từ huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai chạy qua địa phận của huyện Than Uyên là các xã; (xã Mường Than, thị Than Uyên, xã Nà Cang, Tà Hừa) dài trên 40 km sang huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La. Than Uyên có hệ thống sông suối dày đặc bắt nguồn từ những cánh rừng già nguyên sinh. Đặc biệt có con sông Nậm Mu được nối liền từ huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu chảy qua các địa phận của huyện Than Uyên gồm các xã: xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, chiều dài gần 200 km xuyên sang huyện Mường La tỉnh Sơn La, Với hệ thống sông suối như vậy Than Uyên có một tiềm năng phát triển kinh tế về thuỷ điện nhỏ và nuôi trồng thuỷ sản là rất lớn. Về tài nguyên, khoáng sản huyện Than Uyên còn có mỏ Than nằm ở địa phận tiếp giáp giữa xã Mường Than và xã Mường Mít. Qua thăm dò ban đầu cho thấy đây là mỏ than có trữ lượng tương đối lớn, hiện nay tỉnh và huyện đang mở đường vào để tổ chức khai thác. Huyện Than Uyên có tổng số dân là 94.750 người gồm 10 dân tộc anh em cùng chung sống là; Dân tộc Kinh, dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Dao, dân tộc Lự, dân tộc Giáy, dân

tộc Khơ Mú, dân tộc Cao Lan, dân tộc Mường. Trong đó dân tộc Thái chiếm đa số tới 70%. Bố trí ở 15 xã và 2 thị trấn là xã Mường Khoa, xã Nậm Cần, xã Tà Mít, xã Pha Mu, xã Tà Hừa, xã Nà Cang, xã Mường Kim, xã Ta Gia, xã Khoen On, thị trấn Than Uyên, thị trấn Nông Trường, xã Nậm Cần, xã Nậm Sỏ, xã Hố Mít, xã Pắc Ta, xã Mường Mít, xã Mường Than, với sự đa dạng về dân tộc do vậy sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc của huyện Than Uyên cũng là một tiềm năng để phát triển về du lịch văn hoá.

Với điều kiện tự nhiên và xã hội như đã đề cập, thực hiện Nghị quyết số: 22/2003/QH11 của Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 từ ngày 21/10 đến ngày 26/11/2003, về việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính tách huyện Than Uyên từ tỉnh Lào Cai về tỉnh Lai Châu quản lý. Huyện Than Uyên được chính thức bàn giao về Lai Châu từ ngày 11/01/2004, huyện được tỉnh Lai Châu đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh nhất trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, sau khi được tỉnh Lai Châu quản lý cũng còn gặp không ít những khó khăn nhất định, đặc biệt là do cơ chế chính sách có nhiều điểm chưa đồng nhất, công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống chính trị phải thực hiện điều chuyển, luân chuyển, gây ảnh hưởng không ít tới tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ trong toàn huyện. Song với sự quyết tâm của toàn Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Than Uyên đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức để tiếp cận và bắt nhịp nhanh các cơ chế, chính sách của tỉnh Lai Châu. Huyện Than Uyên cũng như các địa phương khác trên cả nước nói chung, và tỉnh Lai Châu nói riêng, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã đầu tư các Chương trình, dự án cho đồng bào các dân tộc đặc biệt khó khăn sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu như: Chương trình 135, Chương trình WB, chương trình 159, chương trình 186, chương trình 134, dự án 5 triệu ha rừng (661), các chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện Nghị quyết số 05 của Tỉnh uỷ Lai Châu, đã tạo đà thúc

đẩy kinh tế - xã hội phát triển qua 5 năm. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện khoá XIV nhiệm kỳ 2000 - 2005, Đảng bộ huyện Than Uyên luôn đoàn kết, thống nhất, tập trung trí tuệ, phát huy nội lực, khơi dậy mọi tiềm năng thế mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương liên tục tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng GDP hàng năm đều đạt trên 10%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển biến tích cực; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ ngày càng tăng.

1.1.1 Sản xuất Nông - Lâm nghiệp.

Với tỷ lệ về diện tích đất sử dụng và kinh tế ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của huyện. Tổng diện tích trồng cây lương thực là 10.460 ha, trong đó diện tích lúa nước là 8.802 ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 38.504 tấn, bình quân lương thực năm 2005 là: 424 kg/người/năm. Phương thức sản xuất của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc vùng sâu vùng xa của huyện còn lạc hậu, điều này dẫn tới mức sống của nhân dân còn thấp. Để cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Than Uyên đang tận dụng sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh từ các chương trình mục tiêu, chương trình hỗ trợ giá, giống cây trồng vật nuôi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để thực hiện đề án nâng hệ số sử dụng ruộng đất, nâng cao giá trị trên 1 đơn vị diên tích canh tác, nhân rộng diện tích cánh đồng thâm canh, đặc biệt là đầu tư vào cánh đồng Mương Than, cánh đồng rộng thứ ba trong khu vực tây bắc, phấn đấu đạt mức 50 triệu/ha từ 300 - 500 ha.

Về sản xuất cây lâm nghiệp, cây chè với tổng diện tích 1.555,3 ha; sản lượng chè búp tươi 8.000 tấn.

Chăn nuôi có bước chuyển đổi theo hướng tập trung, hàng năm bán ra thị trường gần 3.000 con trâu, bò, dê; 800 tấn thịt lợn.

Huyện đã thực hiện giao đất giao rừng, cấp giấy quyền sử dụng đất cho nhân dân, năm 2005 đã giao 20.670 ha đất lâm nghiệp để dân tự trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

1.1.2 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2006 ước đạt khoảng 30.800 triệu đồng, bình quân tăng so với năm trước 15,4%.

Như đã đề cập ở trên huyện Than Uyên có sông Nậm Mu chảy qua, đây là nguồn tài nguyên lớn cho huyện Than Uyên khai thác cả hiện tại cũng như tương lai. Năm 2005 đã được Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng 2 công trình thuỷ điện lớn đó là: đầu tư xây dựng hai dự án Thuỷ điện Bản Chát và Huổi Quảng với thiết kế:

Công suất: 520 MW. Cao trình: 370 m.

Điện lượng trung bình hàng năm: 1.868 triệu KWh. Tổng mức đầu tư: 9.788,572 tỷ đồng (VND)

Thời gian hoàn thành công trình đưa vào vận hành: năm 2010.

Hai công trình trên từ khởi công đến khi khánh thành đi vào sử dụng, sẽ tạo điều kiện làm thay đổi diện mạo của huyện Than Uyên cả về kinh tế, chính trị và xã hội một cách nhanh chóng và ổn định.

1.1.3 Giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cùng với sự đầu tư của Nhà nước cho cơ sở hạ tầng, trong huyện đã thi đua Thực hiện tốt phong trào toàn dân tham gia làm đường giao thông nông thôn. Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư 65 tỷ đồng để phát triển đường giao thông. Trong đó nhân dân đóng góp 8,5 tỷ đồng, làm được 243,5

km đường liên xã, liên thôn bản. Trong huyện đã 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm xã, xây dựng các trung tâm cụm xã, các công trình kết cấu hạ tầng bằng nhiều kênh vốn, dự án của Nhà nước đã đầu tư 168,83 tỷ đồng. Tạo ra cơ sở vật chất ban đầu phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

1.1.4 Công tác tài chính - tín dụng, thương mại - dịch vụ.

Do có sự tăng trưởng về kinh tế cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với các tỉnh vùng sâu vùng xa trong nhiều lĩnh vực, cùng với sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện về tăng cường biện pháp điều hành ngân sách Nhà nước nên các chỉ tiêu thu, chi ngân sách trên địa bàn hàng năm đều tăng và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch do tỉnh và Hội đồng nhân dân huyện đã đề ra, mức tăng bình quân hàng năm từ 10% trở lên thể hiện qua những số liệu sau:

Năm 2003: + Thu ngân sách địa phương: 53.868,1 triệu đồng. + Chi ngân sách địa phương: 53.731,0 triệu đồng. Năm 2004: + Thu ngân sách địa phương: 67.218,2 triệu đồng.

+ Chi ngân sách địa phương: 66.061,2 triệu đồng. Năm 2005: + Thu ngân sách địa phương: 84.662,5 triệu đồng. + Chi ngân sách địa phương: 83.405,7 triệu đồng.

Năm 2006: + Thu ngân sách địa phương ước đạt: 101.704 triệu đồng. + Chi ngân sách địa phương ước đạt: 101.381 triệu đồng.

Năm 2006 tổng thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc huyện ước đạt 102,2 tỷ đồng, chi ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 101,4 tỷ đồng.

Số dư nợ ngân hàng năm 2006 ước đạt 96,7 tỷ đồng. Hàng hoá dịch vụ đảm bảo lưu thông, cung ứng đủ cho các nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên địa bàn huyện.

1.1.5 Công tác giáo dục đào tạo.

Cấp lãnh đạo của địa phương đã ưu tiên chi cho sự nghiệp giáo dục và thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển đội ngũ giáo viên từng bước được chuẩn hoá, xã hội hoá công tác giáo dục chuyển biến tích cực, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Chương trình kiên cố hoá trường lớp học, năm 2005 - 2006 đã có 795 phòng học đưa vào sử dụng, với trang thiết bị dậy và học tương đối đầy đủ; cơ bản đã xoá bỏ tình trạng nhà tranh tre lứa lá và học 3 ca; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi huy động ra lớp đạt 95% năm học 2006, duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ ở 17 xã, thị trấn.

Sơ đồ Chi Ngân sách Sơ đồ thu Ngân sách

N¨m 2003 N¨m 2004 N¨m 2005 ¦íc n¨m 2006 - 20.000,0 40.000,0 60.000,0 80.000,0 100.000,0 120.000,0 N¨m 2003 53.731,0 N¨m 2004 66.061,2 N¨m 2005 83.405,7 ¦íc n¨m 2006 101.381,0 1

1.1.6 Công tác y tế, dân số, gia đình - trẻ em.

Với mạng lưới y tế được củng cố về cả tổ chức bộ máy quản lý, đội ngũ thầy thuốc, y, bác sỹ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh và chất lượng điều trị, chăm sóc sức khoẻ đã được nâng lên. Với 228 gường bệnh ở hai bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa khu vực đạt chuẩn quốc gia và số gường bệnh các trạm y tế đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Đẩy mạnh công tác truyền thông dân số để giảm tỷ lệ tăng dân số hàng năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đã được giảm nhanh qua các năm.

1.1.7 Hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao và chính sách xã hội.

Toàn huyện đã được phủ sóng phát thanh - truyền hình, 90% số xã có điểm bưu điện văn hoá xã; các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao có bước phát triển mới, đa dạng, phù hợp với phong tục tập quán của các dân tộc miền núi, duy trì được nét đẹp văn hoá dân tộc, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Không ngừng tăng cường công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các chính sách xã hội được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, triển khai thực hiện đồng bộ, thể hiện rõ qua tỷ lệ hộ đói nghèo được giảm dần qua các năm.

Từ những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Than Uyên đã nêu trên cho thấy: Than Uyên là một huyện thuần nông, nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất hạn hẹp, chủ yếu trông chờ vào nguồn trợ cấp cân đối ngân sách cấp trên. Chính vì vậy, cần phải tăng cường đẩy mạnh các giải pháp để khai thác nguồn thu cho ngân sách theo quy định, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân trong huyện được nâng cao, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Ngân sách Nhà nước huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w