Nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính của các doanh nhân

Một phần của tài liệu Luận văn - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 87 - 105)

II. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu hàng Việt Nam

2. Đối với các doanh nghiệp

2.6 Nâng cao trình độ ngoại ngữ, vi tính của các doanh nhân

Trong điều kiện hội nhập nền kinh tế như hiện nay, hai công cụ không thể thiếu đối với mỗi doanh nhân thành đạt là ngoại ngữ và vi tính. Có được hai công cụ hữu ích này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài và không bị tụt hậu. Mặt khác, điều đó cũng có thể giúp cho các doanh nghiệp có thể tự mình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua Internet vào thị trường Hoa Kỳ.

Kết luận

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, nhất là ở thị trường nước ngoài, hiểu biết được pháp luật của nước sở tại để có thể tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở các thị trường đó đồng thời áp dụng nguyên tắc chiến lược “thương hiệu đi trước hàng hoá” nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và dần dần xây dựng được

uy tín cho nhãn hiệu của mình; đó chính là điều mà chúng ta chờ đợi, mong mỏi ở các doanh nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp có làm được điều đó không, nhất là tại thị trường Mỹ, nơi mà nhiều cơ hội đang mở ra cùng với những thuận lợi mà Hiệp định thương mại Việt- Mỹ đem lại? Câu trả lời nằm ở nỗ lực bản thân từng doanh nghiệp và cao hơn nữa là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc.

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng chúng ta đều hy vọng trong thời gian tới, với sự quan tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể giải quyết có hiệu quả tình trạng mất thương hiệu tại thị trường nước ngoài, tạo cơ sở và điều kiện vững chắc để phát triển phát triển thương hiệu Việt không chỉ ở thị trường Hoa Kỳ mà còn ở những thị trường tiềm năng khác nữa.

Phụ lục

PHỤ LỤC I: CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA “VIETNAM VALUE INSIDE”

Thương hiệu quốc gia (hay còn gọi là nhãn sản phẩm quốc gia) là loại thương hiệu dùng cho sản phẩm của một nước, do tổ chức xúc tiến thương mại của nước đó chủ trì phát hành nhằm quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Ở Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại - Bộ thương mại đã xây dựng chương trình “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” để giúp đưa thương hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới.

Chương trình thương hiệu quốc gia của Việt Nam cho phép doanh nghiệp được dán biểu trưng với tựa đề tiếng Anh “Vietnam Value Inside” (Giá trị Việt Nam) trên các sản phẩm của mình nếu các sản phẩm đó đã có thương hiệu riêng và đạt được các tiêu chí về chất lượng do chương trình quy định. Như vậy, bên cạnh thương hiệu riêng của sản phẩm, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn sẽ được dán thêm biểu trưng của thương hiệu quốc gia cho sản phẩm của mình. Cùng với việc sử dụng nhãn “Vietnam Value Inside”, các doanh nghiệp còn được quảng bá rộng rãi tại các nước nhập khẩu chủ chốt thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, ấn phẩm quảng cáo, truyền hình... để các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng nước ngoài biết đến những giá trị tiềm ẩn trong hàng hoá của Việt Nam.

Chương trình thương hiệu quốc gia được thực hiện qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn I (2003): Chính thức phát động chương trình tại hội chợ Vietnam Expo 2003 (tháng 4/2003).

Giai đoạn II (2004): Hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp tham gia trên diện rộng. Lấy Hội chợ Thương mại ASEAN 2004 sẽ được tổ chức tại Hà Nội làm trung tâm năm 2004, là cơ hội để quảng bá Nhãn sản phẩm quốc gia Vietnam Value Inside trong khu vực ASEAN.

Giai đoạn III (2005-2010): Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và thâm nhập thị trường

nước ngoài. Lấy Triển lãm thế giới AICHI 2003 (triển lãm lớn nhất thế giới tổ chức 4 năm/lần) tại Nhật Bản làm điểm mốc để quảng bá mạnh mẽ Nhãn sản phẩm quốc gia Vietnam Value Inside ra thị trường thế giới, đưa ra hình ảnh một Việt Nam đang ngày càng đổi mới, hiện đại hoá với một nền sản xuất đã và đang phát triển mạnh mẽ.

Chương trình thương hiệu quốc gia được xây dựng nhằm mục đích:

Tăng cường sự nhận biết của các nhà nhập khẩu trên thị trường thế giới đối với các sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam, làm cho nhà nhập khẩu và người tiêu dùng nước ngoài có thái độ nhìn nhận tích cực hơn, có lòng tin vào sản phẩm và nhà sản xuất Việt Nam, từ đó có thiện cảm và ưa chuộng hàng Việt Nam hơn. Mục đích cuối cùng là tạo ý thích và thói quen mua hàng mang nhãn Việt Nam.

Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao.

Xây dựng một tiềm thức trong giới kinh doanh xuất khẩu luôn hướng về chất lượng sản phẩm (cả hàng hoá và dịch vụ) và độ tin cậy cao trong kinh doanh.

Quảng bá cho các tiêu chuẩn quốc tế và sự cần thiết của việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam.

Góp phần tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, tạo thế cạnh tranh bền vững...

Đưa nhãn Vietnam Value Inside vào năm 2010 trở thành một công cụ Marketing hữu hiệu cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế

giới và thị trường trong nước, giúp doanh nghiệp Việt Nam từng bước đi vào thị trường thế giới với thương hiệu riêng, đầy niềm tin và kiêu hãnh.

Nhãn sản phẩm quốc gia sẽ có tác dụng nâng cao hình ảnh Việt Nam, tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước, con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài.

Xây dựng một liên minh chặt chẽ giữa cơ quan xúc tiến thương mại quốc gia với các doanh nghiệp, hướng tới hoạt động xúc tiến thương mại mang tính cộng đồng.

Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô.

Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu và thiết lập mạng lưới tiêu thụ cho các sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình.

Phạm vi áp dụng của chương trình này: các doanh nghiệp được lựa

chọn từ những ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh và có sản phẩm thoả mãn các yêu cầu sau:

Là thành phẩm hoàn chỉnh, có chất lượng cao, đã có thương hiệu riêng của mình, có thị trường trong nước và xuất khẩu ổn định.

Là sản phẩm xuất khẩu mang thương hiệu có xuất xứ Việt Nam (được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam).

Đã được cấp đăng ký chất lượng ISO, HACCP hoặc đạt chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý chuyên ngành đề ra.

Có thiết kế mẫu mã đẹp.

Đã xuất khẩu liên tục trong 3 năm.

Doanh nghiệp có chương trình duy trì và cải tiến chất lượng đối với mọi mặt hàng.

Bên cạnh các tiêu chí về chất lượng sản phẩm như trên, các doanh nghiệp được phép sử dụng nhãn “Thương hiệu quốc gia” trước tiên phải là những doanh nghiệp được lựa chọn từ các ngành Việt Nam có khả năng cạnh tranh, từ các ngành mũi nhọn của đất nước.

Quyền lợi đối với các doanh nghiệp được chấp nhận tham gia chương

trình mang nhãn “Thương hiệu quốc gia”: (1) được phép dán nhãn “Vietnam Value Inside”, (2) được tư vấn và trợ giúp xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu xuất khẩu, (3) được hỗ trợ trong hoạt động quảng bá tại thị trường quốc tế trong khuôn khổ chương trình “Vietnam Value Inside”, (4) được ưu tiên trong quá trình lựa chọn đơn vị tài trợ tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế và các chương trình xúc tiến thương mại do Cục xúc tiến thương mại chủ trì, (5) đặc biệt là được hỗ trợ 50% phí quảng cáo trên các ấn phẩm báo chí, truyền hình và truyền thanh... do chương trình thực hiện.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi tham gia chương trình cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ như: Cam kết đảm bảo chất lượng đúng tiêu chí của chương trình, đảm bảo không làm giả, làm nhái nhãn, thường xuyên nâng cao chất lượng, thiết kế phát triển sản phẩm mới và tổ chức quản lý, kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quốc tế, mọi hoạt động của doanh nghiệp phải đảm bảo giữ gìn và phát huy hình ảnh và uy tín quốc gia. Nếu không thực hiện đúng, các doanh nghiệp sẽ bị đình chỉ ngay lập tức quyền sử dụng nhãn sản phẩm quốc gia đồng thời phải bồi thường mọi thiệt hại nếu có...

Sự thành công của chương trình này phụ thuộc vào cố gắng của Chính phủ, các cơ quan chức năng ở tất cả các cấp, các tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

PHỤ LỤC 2: 10 THƯƠNG HIỆU GIÁ TRỊ NHẤT THẾ GIỚI NĂM 200318

18 Theo: Interbrand/Business Week

PHỤ LỤC 3: THOẢ ƯỚC NICE VỀ PHÂN LOẠI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI Xếp hạn g Tên thương hiệu Giá trị thương hiệu năm 2001 (tỷ USD) Giá trị thương hiệu năm 2002 (tỷ USD) Giá trị thương hiệu năm 2003 (tỷ USD) Công ty mẹ

1 COCA-COLA 68,95 69,64 70,45 Coca-Cola Company

2 MICROSOFT 65,07 64,09 65,17 Microsoft Group

3 IBM 52,75 51,19 51,77 International Business Machines Corp.

4 GE 42,40 41,31 42,34 General Electric

Company

5 INTEL 34,67 30,86 31,11 Intel Corp.

6 NOKIA 35,04 29,97 29,44 Nokia Corp.

7 DISNEY 32,59 29,26 28,04 Walt Disney

Company

8 McDONALD’S 25,29 26,38 24,07 McDonald’s Corp.

9 MARLBORO 22,05 24,15 22,18 Philip Morris

Companies Inc.

10 MERCEDES 21,73 21,01 21,37 Daimler Chrysler

HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ VÌ MỤC ĐÍCH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HOÁ (1957)

Hàng hoá

Nhúm 1: Sản phẩm hoá học cho công nghiệp, nhiếp ảnh cũng như nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp.

Nhúm 2: Thuốc màu, sơn, vecni; chất chống gỉ và chất bảo quản gỗ; thuốc nhuộm, thuốc cắt màu; nhựa kim loại dạng thô

Nhúm 3: Chất tẩy trắng và cỏc chất khỏc dễ giặt

Nhúm 4: Dầu và mỡ cụng nghiệp

Nhúm 5: Các sản phẩm dược, thú y và vệ sinh

Nhúm 6: Kim loại thường và hợp kim của chỳng

Nhúm 7: Mỏy và mỏy cụng cụ

Nhúm 8: Cụng cụ và dụng cụ cầm tay thao tỏc thủ cụng

Nhúm 9: Thiết bị và dụng cụ khoa học, hàng hải, trắc địa, điện, nhiếp ảnh điện ảnh, quang học.

Nhúm 10: Thiết bị và dụng cụ giải phẫu, y tế, nha khoa và thỳ y, chân tay, mắt và răng giả; dụng cụ chỉnh hỡnh; vật liệu khõu vết thương

Nhúm 11: Thiết bị dùng để chiếu sáng, sưởi nóng, sinh hơi nước, nấu nướng làm lạnh, sấy khô, thông gió, phân phối nước và thiết bị vệ sinh

Nhúm 12: Xe cộ; phương tiện giao thông trên bộ, trên không hoặc dưới nước

Nhúm 13: Vũ khớ bắn nổ; ngũi nổ và đạn dược; chất nổ; pháo hoa

Nhúm 14: Kim loại quý và cỏc hợp kim của chỳng, cỏc sản phẩm làm từ kim loại này hoặc bọc bằng kim loại này mà khụng được xếp ở các nhóm khác; đồ trang sức, đồ kim hoàn, đá quý; đồng hồ và dụng cụ đo thời gian

Nhúm 15: Dụng cụ õm nhạc

Nhúm 16: Giấy, các tông và sản phẩm bằng vật liệu này mà không được xếp trong các nhóm khác; ấn phẩm; vật liệu để đóng sách; ảnh chụp; văn phũng phẩm; keo dỏn dựng cho văn phũng hoặc dựng cho gia đỡnh; vật liệu dựng cho cỏc nghệ sĩ; bỳt lụng; mỏy chữ và đồ dùng văn phũng (khụng kể đồ gỗ); đồ dùng giảng dạy và học tập (không kể máy moác dùng cho mục đích thân); chất dẻo để bao gói (không được xếp ô những nhóm khác); bài lá; chữ in; chữ in đúc

Nhúm 17: Cao su, nhựa pec-ca, gôm, amiang, mi-ca và các sản phẩm làm từ loại vật liệu này và không được xếp ở nhóm khác; bán thành phẩm bằng chất dẻo; vật liệu để lèn chặt, bịt kín, cách ly; ống mềm phi kim loại

Nhúm 18: Rương hũm va li và tỳi du lịch; ô lọng và gậy chống; roi và yên cương; da động vật.

Nhúm 19: Vật liệu xõy dựng phi kim loại; ống cứng phi kim loại dựng cho xõy dựng; asphan, hắc ớn, bi tum; cỏc cụng trỡnh, cấu kiện phi kim loại vận chuyển được; đài kỷ niệm phi kim loại

Nhúm 20: Đồ gỗ, gương, khung ảnh; sản phẩm bằng gỗ, li-e lau sậy….

Nhúm 21: Dụng cụ và đồ chứa dùng cho gia đỡnh và bếp nỳc (khụng làm bằng kim loại quý và khụng được mạ bằng những kim loại ấy)

Nhúm 22: Dây, dây thừng, lưới, vải bạt, buồm, bao, túi (không được xếp vào Nhóm khỏc)

Nhúm 23: Các loại sợi dùng để dệt

Nhúm 24: Vải và hàng dệt không xếp vào các nhóm khác; khăn chải bàn và lau giường

Nhúm 25: Quần ỏo, giày dộp và mũ nún

Nhúm 26: Đăng ten và đồ thuê, ruy băng và dải; khuy, khuy bấm….

Nhúm 27: Thăm, chiếu, nệm chùi chân, vải sợi và các vật liệu trải sàn khác giấy dán tường (trừ loại làm bằng hàng dệt)

Nhúm 28: Trũ chơi, đồ chơi; dụng cụ thể dục thể thao không xếp trong các nhóm khác; đồ trang hoàng cây noel

Nhúm 29: Thịt, cá, gia cầm và thú săn…

Nhúm 30: Cà phờ, chố, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê

Nhúm 31: Sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác

Nhúm 32: Bia, nước khoáng, nước ga và cá loại đồ uống không có cồn;

Nhúm 33: Đồ uống có cồn

Nhúm 34: Thuốc lá, vật dụng cho người hút thuốc, diêm

Dịch vụ

Nhúm 35: Quảng cáo, quản lý kinh doanh, quản lý văn phũng

Nhúm 36: Bảo hiểm, tài chính, tiền tệ, bất động sản

Nhúm 37: Sửa chữa, lắp đặt

Nhúm 38: Viễn thụng

Nhúm 39: Vận tải

Nhúm 40: Xử lý vật liệu

Nhúm 41: Giáo dục, đào tạo, giải trí, các hoạt động thể thao và văn hoá

Nhúm 42: Cung cấp thực phẩm và đồ uống; chỗ ở tạm bợ, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh và sắc đẹp; các dịch vụ thú y và nông nghiệp; các dịch vụ pháp lý; nghiờn cứu khoa học và cụng nghệ; chương trỡnh mỏy tớnh (phần mềm); cỏc dịch vụ khụng thể phõn loại vào cỏc nhúm khỏc.

Tài liệu tham khảo I. CÁC VĂN BẢN LUẬT

1.Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995

2.Nghị định số 63/1996/NĐ-CP quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp

3.Nghị định số 06/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 63/1996/NĐ-CP quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp

4.Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (1976)

5.Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (1883)

6.Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức thương mại thế giới WTO - TRIPS (1994)

7.Hiệp ước Luật nhãn hiệu hàng hoá (1994)

8.Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (2000)

9. Đạo luật LanHam Act 1946 (The Lanham Act of 1946).

10. Thoả ước Nice về phân loại quốc tế đối với hàng hoá và dịch vụ vì mục đích đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (1957)

II. TẠP CHÍ THƯƠNG MẠI

11. Số 33 tháng 9/2003 - Phan Lê. Cần phân biệt nhãn hiệu hàng hoá với thương hiệu

12. Số 32 tháng 8/2003 - Đoàn Tất Thắng. Những vấn đề đặt ra đối với việc đăng ký nhãn hiệu Việt Nam ở nước ngoài

13. Số 32 tháng 8/2003 - Trịnh Phát Hiệp. Thương hiệu có nội hàm rộng hơn nhãn hiệu

14. Số 32 tháng 8/2003 - Nguyễn Thanh Bình. Cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ

15. Số 30 tháng 8/2003 - H.T. Nhanh chóng ban hành Pháp lệnh thương mại điện tử

16. Số 30 tháng 8/2003 - Nguyễn Như Tiến. Các biện pháp phòng chống rủi ro trong thương mại điện tử

17. Số 25 tháng 7/2003 - Đoàn Thắng. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá ở Hoa Kỳ

III. BÁO THƯƠNG MẠI

18. Số 91 (1126) 15/8/03 - Xây dựng thương hiệu đẳng cấp với giải pháp thị trường

19. Số 84 (1119) 22/7/03 - Tên miền - Giải pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên

Một phần của tài liệu Luận văn - Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường Hoa Kỳ (Trang 87 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w