Thứ hai, điểm yếu của Công ty CABECO

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ (Trang 49 - 54)

- Những mặt tồn tạ

Thứ hai, điểm yếu của Công ty CABECO

Hệ thống phân phối của Công ty còn nhỏ và có nhiều hạn chế. Đội ngũ bán hàng chưa có nghiệp vụ vững vàng về Marketing, thái độ phục vụ còn chưa chuyên nghiệp. Công ty chưa có phòng Marketing riêng.

Hệ thống thông tin về khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh còn yếu,khả năng huy động vốn của Công ty còn có nhiều hạn chế.

Thứ ba, cơ hội của Công ty CABECO:

Thu nhập người dân ngày càng tăng, do đó nhu cầu về những mặt hàng mà CABECO cung cấp cũng tăng theo. Thị trường ngày được mở rộng do dân số tại địa bàn CẦN THƠ ngày một tăng và địa bàn thành phố đang được mở rộng. Thị

trường còn đang thiếu nhà cung cấp mang tính chuyên nghiệp cao.

Thứ tư, thách thức của Công ty CABECO:

Các đối thủ cạnh tranh của Công ty ngày một nhiều. Đó là các kênh phân phối cấp I. Do đòi hỏi của thị trường nên ngày càng có nhiều các công ty với chức năng như của CABECO ra đời. Mặt khác, các nhà cung cấp ngày càng muốn có nhiều đại lý tiêu thụ sản phẩm của mình. Họ không chỉ trông chờ vào một nhà phân phối chính thức nào. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Hành lang pháp lý, chính sách về thuế khoá, tài chính hỗ trợ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Cơ hội (O):

Kinh tế ngày một phát triển, thu nhập của người dân ngày một cao. Thị trường ngày một mở rộng. Còn thiếu nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Thách thức (T): Đối thủ cạnh tranh ngày một nhiều. Hành lang pháp lý còn nhiều bất cập. Chính sách hỗ trợ kinh doanh chưa hợp lý.

Điểm mạnh (S):

Có sự ưu đãi về giá, nguồn hàng.

Đội ngũ lao động trẻ có trình độ.

Luôn giữ chữ tín với khách hàng. Chất lượng hàng hoá được đảm bảo. Có quan hệ tốt với các nhà cung cấp Phối hợp S/O: Chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo. Thị trường được mở rộng. Còn thiếu nhà cung cấp chuyên nghiệp. Đội ngũ lao động trẻ và có trình độ. Giá cả hợp lý và phong phú. Phối hợp S/T: Mối quan hệ tốt. Giữ chữ tín. Đối thủ cạnh tranh. Hành lang pháp lý chưa được tốt.

SVTH: NGUYỄN VĂN NHIÊN Trang 50

Điểm yếu (W): Hệ thống phân phối còn nhỏ và hạn chế. Đội ngũ bán hàng còn yếu về nghiệp vụ Marketing. Chưa có phòng Marketing. Thông tin trong kinh doanh còn yếu.

Nguồn vốn bị hạn chế.

Phối hợp W/O:

Ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm và tầm nhìn xa.

Đội ngũ bán hàng trực tiếp còn thiếu trình độ về marketing. Thiếu thông tin.

Phối hợp W/T:

Đội ngũ bán hàng trực tiếp còn thiều trình độ về

Marketing.

Thiếu thông tin về đối thủ và khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Theo như bảng phân tích trên, để Công ty có thể bảo vệ được thị phần, tăng doanh số bán đồng thời đáp ứng một cách tốt nhất thị trường mục tiêu. Công ty lấy các điểm mạnh của mình để khắc phục điểm yếu, tránh những rủi ro, thách thức và nắm bắt những cơ hội kinh doanh trên thị trường. Để khắc phục những điểm yếu, vượt qua những rủi ro, thách thức trước mắt Công ty sẽ đào tạo thêm kiến thức về Marketing cho đôị ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp và thiết lập hệ thống thông tin Marketing, nhất là hệ thống thông tin về đối thủ cạnh tranh và các thông tin về khách hàng nhằm giúp Công ty đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp và có hiệu quả hơn.

Từ việc nghiên cứu thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CABECO năm 2008-2010 ta thấy tuy vẫn còn khá non trẻ nhưng Công ty đã tự khẳng định mình và đã có chỗ đứng trên thương trường cạnh tranh khốc liệt. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của Công ty ta đưa ra các giải pháp Marketing thúc đẩy hoạt động kinh của công ty giai đoạn 2010-2011.

2.6. Thuận lợi và khó khăn trong thời gian qua

- Từ ngày hoạt động theo mô hình công ty Cổ phần, tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh được năng lên, toàn thể cán bộ công nhân viên đều trở thành cổ đông, rất thuận lợi trong việc phát huy quyền làm chủ tập thể, triệt để thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư trong sản xuất, điện nước, văn phòng phẩm nhằm giảm bớt chi phí, ổn định giá thành, tăng lợi nhuận.

- Thương hiệu “Cần Thơ” đã có trên thị trường Miền Tây trên 20 năm, được sự ủng hộ nhiệt tình và gắn bó của khách hàng đây là điều kiện thuận lợi trong việc kinh doanh của Công ty.

- Từ những đặc điểm trên, Hội đồng quản trị, ban Giám Đốc và tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã đoàn kết nhất trí, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành mục tiêu Đại hội cổ đông đề ra.

- Về sản phẩm mới: trong năm 2010 đã đưa ra thị trường những sản phẩm mới trà xanh 3600 vị chanh chai thủy tinh 200ml, nước giải khát Koolmax các loại chai Pet 350ml. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nghiên cứu thành công Bia Resta có khả năng thay thế bia Cần Thơ để tiêu thụ trong nước và xuất sang thị trường Campuchia khi có đủ điều kiện về bao bì.

2.6.2. Khó Khăn

- Năm 2010 nền kinh tế trong nước có nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu, xăng, dầu, đường cát luôn luôn tăng bất thường, tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi cũng ảnh hưởng bất lợi đối với người dân nông thôn, đã ảnh hưởng lớn đến doanh số bán của công ty do sức mua của người dân giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là nông dân nông thôn vốn là thị trường tiềm năng của Công ty.

- Khi chuyển sang công ty Cổ phần, đơn vị phải gánh chịu chi phí cao từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang khoảng 10 tỷ VNĐ (chiếm hơn 40%

trong tổng vốn điều lệ: 23,9 tỷ VNĐ), nên những khó khăn trong cạnh tranh sản phẩm bia, nước giải khát trên thị trường lại càng khó khăn hơn.

- Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm Bia Hơi từ 30% tăng lên 40% cũng ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

- Trong năm 2010, công ty cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuê đất cho năm 2006 là 447,07 triệu đồng mặc dù được Cục thuế thông báo V/v miễn giảm tiền thuê đất 3 năm khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhưng thực tế thì không được miễn giảm do chính sách của nhà nước quy định.

- Hiện nay mặt hàng Bia, Nước giải khát cạnh tranh rất quyết liệt. Các sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng sản phẩm nước ngoài hoặc liên doanh có tiềm lực tài chính mạnh luôn có chương trình khuyến mãi, chiết khấu, giảm giá liên tục. Từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn, thị phần có khả năng ngày càng thu hẹp.

- Ngoài những yếu tố khách quan tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên. Bản thân công ty đang hoạt động trong tình trạng máy móc, thiết bị cũ kỹ; Công nghệ lạc hậu, đa số người lao động chưa qua đào tạo; Phòng thí nghiệm chưa có các dụng cụ, thiết bị hiện đại để nghiên cứu cho ra những sản phẩm mới có chất lượng tốt nhất đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của người tiêu dùng.

Trong chương 3 tiếp theo của đề tài sẽ đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty BIA – NGK CẦN THƠ trong năm 2011.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giải pháp Marketing thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại Công ty CP BIA – NGK CẦN THƠ (Trang 49 - 54)