Biểu diễn dữ liệu theo vị trí

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng tìm kiếm thông tin theo vị trí trên mạng ngang hàng có cấu trúc (Trang 35 - 37)

Cách thức chèn dữ liệu vào mạng ngang hàng có cấu trúc Chord sẽ ảnh hưởng đến cách thức tìm kiếm dữ liệu. Đặc trưng của dịch vụ tìm kiếm theo vị trí là tìm kiếm theo khoảng (trong một vùng bán kính) chính vì vậy cách thức chèn dữ liệu vào mạng Chord phải đảm bảo sao cho khi tìm kiếm có thể tìm kiếm được thông tin theo khoảng.

Để có thể hỗ trợ tìm kiếm thông tin trong một vùng địa lý thì ta chia bề mặt trái đất ra thành các ô hình vuông có cạnh là một ki lô mét và tất cả các vị trí thuộc một hình vuông sẽ được quy thành một điểm chung.

Hình 15. Minh hoạ chia bề mặt trái đất thành các ô

Giả sử như hình vẽ trên ta chia bề mặt vật lý của một khi vực thành 25 hình vuông và mỗi hình vuông sẽ có cạnh là một ki lô mét.

Hình 16. Minh hoạ một ô của bề mặt trái đất được chia ra

Giả sử một ô là hình vuông ABCD như hình vẽ trên và điểm E có toạ độ (2500, 1500) nằm trong hình vuông này. Khi đó điểm E sẽ được quy về coi như là điểm C có toạ độ là (2000, 1000). Như vậy tất cả các toạ độ thuộc hình vuông sẽ đều được coi như

sẽ có chung một định danh để chèn vào mạng Chord (định danh trong chương trình sẽ được tính bằng cách băm chuỗi “2000$1000” đây là chuỗi được tạo ra từ toạ độ của điểm C). Khi tìm kiếm thì ta sẽ đi ngược lại với quá trình chèn dữ liệu, giả sử như ta tìm thông tin của một vùng nào đó trong hình vuông ABCD thì ta sẽ chỉ việc truy vấn đến nút nào quản lý định danh được băm từ toạ độ của điểm C để hỏi thông tin mà ta cần tìm.

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng tìm kiếm thông tin theo vị trí trên mạng ngang hàng có cấu trúc (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w