Chèn dữ liệu vào mạng ngang hàng có cấu trúc

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng tìm kiếm thông tin theo vị trí trên mạng ngang hàng có cấu trúc (Trang 37 - 38)

Sau khi đã biểu diễn được dữ liệu theo vị trí thì ta sẽ tiến hành chèn dữ liệu theo vị trí này vào mạng ngang hàng có cấu trúc có cấu trúc (cụ thể trong khoá luận này là mạng ngang hàng có cấu trúc Chord).

Dữ liệu vị trí sẽ được biểu diễn dưới dạng ngôn ngữ XML (eXtensible Markup Language) để tiện cho việc lưu trữ, truy vấn, tìm kiếm cũng như khả năng mở rộng hệ thống sau này.

Khi cần chèn một thông tin ở vị trí kinh độ là A và vĩ độ là B thì các bước thực hiện sẽ như sau:

Bước 1: Chuyển đổi kinh độ A và vĩ độ B sang hệ mét C = A * 3600 * 30.82 (m)

D = B * 3600 * 30.92 (m)

Trong công thức trên thì toạ độ A và B đều ở dạng thập phân và một độ kinh độ hoặc vĩ độ bằng 3600 giây, một giây kinh độ sẽ có độ dài là 30.82 mét và một giây vĩ độ có độ dài là 30.92.

Bước 2: Toạ độ C và D sẽ được quy về một toạ độ chung như đã trình bày ở mục 3.2.2 về cách biểu diễn dữ liệu theo vị trí.

Giả sử toạ độ C và D được chuyển sang toạ độ chung là E và F thì E và F sẽ được tính như sau:

E = C - C % 1000 F = D – D % 1000

Bước 3: Tính toán định danh và chèn dữ liệu vào mạng ngang hàng có cấu trúc: - Tính định danh ID bằng cách băm chuỗi “E + $ + F”

- Dữ liệu chèn sẽ được lưu tại nút có nhiệm vụ quản lý định danh ID và dữ liệu chèn này sẽ được lưu thông tin đây đủ (bao gồm cả toạ độ kinh độ và vĩ độ thực tế mà không phải là kinh độ và vĩ độ đã chuyển đổi).

Một phần của tài liệu Xây dựng ứng dụng tìm kiếm thông tin theo vị trí trên mạng ngang hàng có cấu trúc (Trang 37 - 38)