PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHƯỚC LONG, QUẬN
3.3. xuất công nghệ XLNT bằng phương pháp hóa lý cho Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phước Long
Cổ Phần Đầu Tư Phước Long
Quy trình sản xuất( trong đó xác định khâu nào sinh ra nước thải, lưu lượng và thành phần).
Xác định được tổng lượng nước thải sinh ra, lưu lượng nước thải theo giờ( min, max).
Xác định thành phần nước thải: chỉ tiêu BOD, COD, độ đục, hàm lượng SS…
Dựa vào các yếu tố trên, sau đây sẽ đề xuất công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm cho nhà máy dệt Phước Long, Quận 9, Tp. HCM như sau:
Quy trình công nghệ:
Nước thải Song chắn rác
Bể điều hòa Bể lắng 2 Bể Aerotank Bể lắng 1 Bể tạo bông Bể nén bùn Bể ép bùn Phèn nn
Hình 3.5: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Thuyết minh quy trình công nghệ:
Song chắn rác:
Nước thải từ các khâu trong phân xưởng chảy vào mạng lưới thoát nước thải công nghiệp và đưa đến trạm xử lý.
Nước thải theo hệ thống cống dẫn qua song chắn rác. Song chắn rác được sử dụng để giữ lại các chất rắn có kích thước lớn hơn 10 mm ở trong nước thải. Nếu không loại bỏ rác này sẽ gây tắt nghẽn đường ống, mương dẫn hoặc hư hỏng bơm. Rác có thể tập trung lại, đưa đền bãi rác.
Bể điều hòa:
Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản xuất và phụ thuộc vào loại nước thải theo từng công đoạn. Vì vậy nhất thiết phải xây dựng bể điều hòa. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước, khuếch tán nồng độ, làm giảm tải trọng và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình sau, nhất là tránh hiện tượng quá tải của hệ thống xử lý. Bên cạnh đó lượng BOD cũng
giãm xuống một phần do bể có mặt bằng lớn nên quá trình oxy hóa diễn ra, vi sinh vật phát triển, sục thêm khí để khử BOD tốt hơn.
Bể keo tụ tạo bông:
Do tính chất của nước thải dệt nhuộm có cặn lơ lửng khá cao, pH cao và độ màu cao nên để loại bỏ chúng chúng ta dùng quá trình keo tụ – tạo bông.
Tại đây, ta dùng năng lượng cánh khuấy tạo dòng chảy rối để hòa trộn nước thải đều với phèn nhôm để tiến hành keo tụ. Quá trình xảy ra trong 60 giây và vận tốc lớn. Từ bể trộn sẽ làm việc theo chế độ tự chảy qua bể phản ứng. Tại đây hoàn thành xong quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo với cặn bẩn, lúc này có châm thêm polymer ở bể phản ứng. Quá trình xảy ra trong 30 phút. Quá trình keo tụ tạo bông hoàn thành sẽ tự chảy qua bể lắng tiên hành tách bông cặn ra khỏi nước thải.
Bể lắng 1:
Bể lắng có nhiệm vụ loại bỏ hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải. Sau khi qua bể lắng 1 hàm lượng BOD, SS giảm đáng kể.
Bể Aerotank:
Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ được dẫn đến bể Aerotank theo chế độ tự chảy. Tại đây, bể được cung cấp khí oxy để đảm bảo vi sinh vật phát triển tốt. Thêm Nitơ, Photpho vì trong nước thải dệt nhuộm thường thiếu hụt Nito, photpho, do đó không đảm bảo cho quá trình oxy hóa diễn ra. Trong bể sinh học bùn hoạt tính xáo trộn hoàn toàn diễn ra quá trình oxy hóa chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải với sự tham gia của các vi sinh hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng hòa tan và dạng keo để sinh trưởng, vi sinh vật phát
triển thành quần thể dạng bông bùn để lắng gọi là bùn hoạt tính, sinh khối tăng tạo bùn hoạt tính dư.
Bể lắng 2:
Hỗn hợp nước và bùn hoạt tính được dẫn dến bể lắng 2, có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Bùn sau kho lắng, một phần sẽ trở lại bể sinh học hiếu khí khi xáo trộn hoàn toàn để tạo hỗn hợp bùn và nước.
Nước thải sau khi đi qua bể lắng 2 được đưa qua bể khử trùng trước khi dẫn vào hệ thống thoát nước chung cho khu công nghiệp.
CHƯƠNG 4: