Quy trình công nghệ sản xuất của Công Ty:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình hóa lý trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty cổ phần đầu tư Phước Long, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33 - 36)

PHƯƠNG PHÁP HÓA LÝ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHƯỚC LONG, QUẬN

3.2.2.Quy trình công nghệ sản xuất của Công Ty:

SV: TRẦN THỊ BĂNG DUNG Page 33

Chuẩn bị nguyên

liệu sợi Hồ sợi

Dệt vải Chuẩn bị nhuộm Làm bóng In bông Nhuộm Cầm màu Hồ văn Kiểm gấp Giặt, tẩy

Hình 3.4. Sơ đồ quy trình công nghệ dệt nhuộm nhà máy

Chuẩn bị nguyên liệu :

Sợi nguyên liệu được nhập vào đầu tiên qua công đoạn đánh ống nhằm loại bỏ xơ, cặn bẩn.

Hồ sợi:

Được tiến hành trước khi dệt có tác dụng tăng cường lực cho sợi trong quá trình dệt, sau khi hồ sợi xong vải sẽ đem đi dệt. Chất hồ sợi bao gồm: tinh bột.

Keo động vật, chất làm mềm, chất giữ ẩm CaCl2, Glyxerin, chất chống mốc phenol.

Chuẩn bị nhuộm bao gồm: phân trục, tẩy và giũ hồ:

Phân trục: xác định lượng phẩm màu nhuộm và các phụ gia khác theo khối lượng vải cần nhuộm.

Nấu tẩy: có tác dụng phá hủy các tạp chất xenluloza như peptin chứa nito, pentoza,… đồng thời tách dễ dàng các axit béo khỏi vải, ở nhiệt độ lớn hơn 850C sắp bị nóng chảy, nhũ hoa, tách khỏi bề mặt vải. Mặt khác quá trình nấu còn làm cho bến đổi cấu trúc xơ, dễ hấp phụ thuốc nhuộm. Hóa chất trong công đoạn này bao gồm: NaOH, NaHSO3, NaSiO3, H2O2, chất hoạt động bề mặt…

Tẩy trắng: công đoạn này được dùng cho sản xuất các loại vải trắng, do sau khi nấu các thành phần vải còn chứa chất màu thiên nhiên chưa bị hủy hoại, đồng thời xenlulozo có khả năng hấp thụ các chất sẫm màu trong nước.

Giũ hồ: quá trình này được thực hiện bằng cách ngâm ủ hóa chất, sau đó giặt ép bằng nước nóng để loại sạch các tạp chất, tinh bột… Thông thường các hóa chất cho vào là acid loãng, NaOH, chất oxy hóa H2O2 , men gốc thực vật. Động vật, xà bông…

Nhuộm sợi:

Được tiến hành sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị nhuộm. Trong giai đoạn này có sử dụng các hóa chất như: NaOH, CH3COOH, chất tạo môi trường kiềm hay acid, phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất khử, chất điện ly. Đối với các mặt vải khác nhau đòi hỏi phẩm nhuộm và môi trường khác nhau.

Nhằm làm sạch vải, loại bỏ các tạp chất, màu thuốc nhuộm thừa… quy trình tẩy giặt bao gồm xà phòng hay hóa chất tổng hợp ở nhiệt độ khoảng 800C, sau đó xả lạnh với các chất tẩy thông dụng như xà phòng, xoda…

Công đoạn hoàn tất:

Là công đoạn cuối cùng tạo ra vải có chất lượng tốt và theo đúng yêu cầu như: chống mốc, chống cháy, mềm, chống phai màu… hoặc trở về trạng thái tự nhiên sau quá trình căng kéo, co rút ơ các khâu trước hay thẳng nếp ngay ngắn.

3.2.3. Sản phẩm:

Vải:

Mặt hàng vải đa dạng về chất liệu như: Poly Taffeta( dùng làm vải lót, vải nền để phủ nhựa PU, AC phục vụ cho các ngành may công nghiệp xuất khẩu như áo Jacket, túi xách, áo mưa…), Spun Polyestesr, Oxford ( may trang phục quân đội, túi xách,…), T/C Yardyeing, Poly Satin và Jaccquard, Mesh…

Quần áo:

Các sản phẩm thời trang trẻ em, thời trang thể thao được Phước Long thiết kế đa dạng, phong phú về mẫu mã màu sắc như Jacket, kaki, váy, áo Blouse…

Mùng:

Bao gồm mùng chống muỗi, mùng hình chữ nhật, mùng tròn, mùng du lịch…

Sợi:

Mặt hàng được sản xuất với sự đa dạng về chất liệu như: 100 % cotton, 100 % Polyester, TC, PE, cotton …

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình hóa lý trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm của Công ty cổ phần đầu tư Phước Long, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 33 - 36)