Nhược điểm của công tác phát triển thương hiệu tại công ty Vmarque

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương hiệu cho Công ty Tư vấn Quản trị thương hiệu Việt (Trang 41 - 45)

III Những ưu nhược điểm của công tác phát triển thương hiệu ở công ty Vmarque

2. Nhược điểm của công tác phát triển thương hiệu tại công ty Vmarque

Theo số liệu thống kê của Cục sở hữu công nghiệp, mỗi năm có khoảng 11.000 đơn xin bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp. Tổng số đơn chia cho 28 tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp, trong đó lượng đơn qua công ty Luật Gia Phạm, công ty Inventip chiếm 13%, công ty Invenco chiếm 14% …và Vmarque chỉ chiếm 2% thị phần.

Có thể nhận thấy các đối thủ cạnh tranh của Vmarque khá mạnh, Tuy nhiên trong số 28 đại diện thì Vmaque chỉ đứng sau các đại diện nổi trội lên. Không thể phủ nhận rằng chất lượng dịch vụ của Vmarque đối với khách hàng là rất tốt, nhưng Vmarque chưa đi sâu vào lĩnh vực sở hữu trí tuệ bằng các đối thủ cạnh tranh.

Một số nhược điểm có thể nhận thấy trong quá trình phát triển thương hiệu của Vmarque như:

- Không xác định được đặc điểm nhận dạng của thương hiệu

Do không xác định trước các thuộc tính then chốt của dịch vụ nối khách hàng với thương hiệu và mức độ sử dụng những liên kết đó, Vmarque đã không áp dụng các chiến lược marketing khác nhau trong thời gian khac nhau đối với từng phân đoạn thị trường. Các liên kết của dịch vụ được sử dụng một cách chung chung và không bảo trợ lẫn nhau ví dụ như: Vmarque chỉ đề ra chiến lược về giá bằng cách xác định tiêu chí chung như chí phí sản xuất kinh doanh, mục tiêu định giá, nhu cầu của người tiêu dùng đối với dịch vụ, giá dịch vụ cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng không nhằm vào một phân đoạn thị trường cụ thể nào.

- Không đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu

Do không có sự đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu của mình ở từng phân đoạn thị trường bằng các cuộc điều tra khách hàng, Vmarque đã không thể đo lường một cách có hệ thống và chính xác về sự thoả mãn và sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của mình. Kết quả là khi cạnh tranh tăng, rất nhiều khách hàng cũ của công ty dễ bị đối thủ cạnh tranh lôi kéo.

Vmarque chỉ có các số liệu về doanh thu và chi phí nói chung chứ không thực hiện việc đo lường hiệu quả riêng đối với từng phân đoạn thị trường cũng như không có cơ chế thẩm định các chi phí tiếp thị nào là quan trọng đối với thương hiệu. Do dó, chi phí tiếp thị vẫn tiếp tục được rải đều, các hoạt động xúc tiến, quảng cáo, các chương trình marketing được áp dụng chung cho toàn bộ thị trường. Việc này dẫn đến lãng phí những khoản phí marketing không còn cần thiết đối với một phân đoạn thị trường nhất định, trong khi ở những phân đoạn khác lại không đạt hiệu quả tối ưu do không có sự đầu tư thoả đáng.

- Không có người phụ trách thương hiệu

Thực tế đây là vấn đề của hầu hết các doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp chí có phòng marketing hoặc phòng phụ trách kinh doanh kiêm nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến thị trường và cung ứng sản phẩm dịch vụ, trong đó có vấn đề quảng cáo. Tuy nhiên, khi đã nhận thực được sâu sắc tầm quan trọng của thương hiệu, mỗi doanh nghiệp nên có bộ phận hoặc ít nhất một người chuyên trách về vấn đề thương hiệu. Bộ phận hoặc người chịu trách nhiệm phát triển thương hiệu sẽ là người đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch thực hiện, giám sát các giai đoạn trong quy trình kinh doanh để đảm bảo công ty vận hành theo định hướng chung và cùng một cách thể hiện thương hiệu riêng của công ty.

- Không có chiến lược lâu dài cho thương hiệu

Vmarque chỉ đánh giá thành tích kinh doanh theo năm, quý, tháng... chứ không có mục tiêu dài hạn. Do đó, việc phân tích đánh giá giá trị thương hiệu để xác định cho thương hiệu một tính cáhc phù hợp là không thực hiện được. Bản thân nhân viên marketing/kinh doanh chịu trách nhiệm các vấn đề có liên quan đến thương hiệu cũng không lâu bền (thường xuyên thay đổi nhân sự do

luân chuyển giữa các bộ phận) do đó người chịu trách nhiệm không thể suy nghĩ về vấn đề chiến lược một cách nghiêm túc được.

Và tất yếu, khi không có chiến lược lâu dài Vmarque không thể xác định được rõ ràng mục tiêu, thuộc tính hay hình ảnh riêng nào cho thương hiệu của mình, do đó không biết nên thực hiện cạnh tranh hay khuyếch trương thương hiệu ở mỗi phân đoạn thị trường. Chưa kể đến việc thực hiện cạnh tranh hay khuyếch trương thương hiệu ở mỗi phân đoạn thị trường/ sản phẩm khác nhau là không đồng nhất về mặt ý tưởng thể hiện, thông điệp gửi tới khách hàng... dẫn đến việc marketing rời rạc manh mún, không bổ sung được cho nhau, không có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, dẫn dến sự lãng phí lớn khi đánh giá tương quan doanh thu và chi phí.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY TƯ VẤN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU VIỆT TƯ VẤN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU VIỆT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thương hiệu cho Công ty Tư vấn Quản trị thương hiệu Việt (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w