0
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

NÂNG CAO NHẬN THỨC NGƯỜI LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ HTQLCL THEO TIÊU CHUẨN ISO9001: 2000 TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH (Trang 80 -86 )

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì con người là yếu tố sáng tạo, năng động nhất quyết định đến sự thành Công của công ty cũng như chất lượng sản phẩm. Mọi thành viên trong TCT ít nhiều quan tâm đến chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, để thực sự giải quyết được những tồn tại và nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, của thi trường và của các đối tượng hữu quan khác, … thì con người đóng vài trò quan trợng và phục thuộc rất lớn vào trình độ năng lực cũng như tinh thần trách nhiệm nguồn nhân lực hiện có của Tổng công ty. Tuy nhiên cũng như các Doanh nghiệp khác, CBCNV trong TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đều có chịu ảnh hưởng của lề lối làm việc cũ, tạo ra sức ỳ, tinh thần sáng tạo và khả năng cập nhập kiến thức không cao. Một phần do kinh phí hạn chế, các phương tiện làm việc thiếu thốn nên công nhân viên trong TCT ít có điều kiện và cơ hội tiếp cạn với những kiến thức, phương pháp quản lý hiện đại. Điều này ả hưởng rất lớn đến việc nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng của lao động trực tiếp sản xuất, nhất là cán bộ kỹ thuật.

TCT cần xây dựng chiến lược đào tạo con người, phát triển nguồn nhân lực để phù hợp với tình hình mới bao gồm cả cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật cũng như cán bộ CNV, chú trợng năng lực trình độ sản xuất, chất lượng và hiệu quả, coi đây là nhân tố quyết định đến sự thành công HTQLCL của Tổng công ty. Đồng thời áp dụng chế độ phân phối tiền lượng, thưởng hợp lý nhằm thu hút và giữ chất xám, khuyến khích những người có năng lực, có trình độ, có trách nhiệm, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.

Tiếp tục xây dựng một đội ngũ marketing đủ mạnh có trình độ, năng động, nhiệt tình để nắm bát kịp thời các thông tni về thị trường, biết khai thác các phương tiện thông tin hiện đại.

Những người thực hiện các công việc có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải có năng lực trên cơ sở được giáo dục đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp.Nguồn nhân lực là tài sản quí giá của Tổng công ty. Để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế hàng hoá, bên cạnh việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý, các TCT còn phải không ngừng củng cố, bồi dưỡng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của mình. Quản lý nguồn nhân lực bao gồm xây dựng một cách có hệ thống và có kế hoạch các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, quản lý, đánh giá đề bạt, khuyến khích phát triển người lao động. Trong đó đào tạo được coi là trợng tâm và đóng vài trò chủ đạo của chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

Xây dựng và áp dụng HTQLCL ISO 9001 được coi là Con đường ngắn nhất giúp các TCT hoà nhập vào môi trường kinh tế khu vực và thế giới, là không ngừng cải tiến năng suất và chất lượng. Đó cũng là một chìa khoá cho sự thành công. Để có thể tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế xã hội của thế giới, TCT. Cần phải:

- Nắm được một cách hệ thống các phương pháp quản lý chất lượng và vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo HTQLCL ISO 9001 vào thực tế của TCT. - Có một đội ngũ CB quản lý và nghiệp vụ kỹ thuật tinh thông nghề nghiệp

Để thực hiện và duy trì HTQLCl điều quan trợng là phải có một đội ngũ CBCNV và người lao động luôn hiểu được vài trò trách nhiệm và công việc của mình. Trong bối cảnh hiện nay, đội ngũ CBCNV phải không ngừng được đào tạo và đào tạo lại một cách sâu rộng. Tổng công ty cung cấp cho người lao động các hoạt động học tập, có thể là vài giờ, vài ngày, hoặc thậm chí tới hàng năm, nhằm duy trì và nâng cao nhận thức của người lao động về HTQLCL, là điều kiện quyết định để Tổng công ty nâng cao hiệu lực và hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 đang vận hành. Vì vậy, không chỉ đối với nhân viên mới thu nhận vào làm việc mà cả với các nhân viên cũ đều phải được Tổng công ty đào tạo để đảm bảo yêu cầu tương đồng giữa khả năng làm việc và yêu cầu để thực hiện công việc đó.

Sự cân bằng giữa khả năng của người lao động và yêu cầu của công biệc được thể hiện như sau:

Để có thể đối mặt vượt qua những thử thách Tổng công ty phải chuẩn bị cho lực lượng lao động của mình.

Năng lực: Ban lãnh đạo Tổng công ty cần đảm bảo luôn sẵn sàng năng lực

cần thiết cho sự vận hành có hiệu lực và hiệu quả HTQLCL. Lãnh đạo phải thường xuyên quan tâm đến việc phân tích nhu cầu năng lực cả hiện tại và mong đợi, khi so sánh với năng lực của tổ chức:

Sự quan tâm đến nhu cầu năng lực bao gồm các nguồn lực như:

Đồi hỏi tương lai liên đến kế hoạch và mục tiêu chất lượng và tác nghiệp. Các nhu cầu sắp tới về Cán bộ quản lý và nhân viên.

Sự thay đổi các quá trình, các công cụ và trang thiết bị của Tổng công ty. Các yêu cầu pháp luật và chế định, các tiêu chuẩn tác động đến Tổng công ty và các bên quan tâm.

Do đó, Đội ngũ CBCNV thực hiện công việc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải có năng lực trên cơ sở được giáo gục, đào tạo, có kyc năng và kinh nghiệm thích hợp.

Nhận thức và đào tạo:

Tất cả những vấn đề trên chỉ có thể đạt được thông qua việc đào tạo một cách có hệ thống và có kế hoạch. Thông qua việc đào tạo đầy đủ và thường xuyên đội ngũ cán bộ công nhân viên của mình, các doanh nghiệp sẽ thu được các lợi ích sau:

- Cán bộ công nhân viên được trang bị lý luận và các kỹ năng cần thiết để giải quyết các công việc cụ thể, trực tiếp phục vụ các nhiệm vụ kinh doanh sản xuất với mục đích không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Kiến thức của cán bộ công nhân viên không ngừng được củng cố, bồi dưỡng, cập nhật và trở thành một tài sản quí giá của các Tổng công ty.

Khả năng Định

hiện tại hướng của nhân viên đào tạo

Yêu cầu của công việc

- Thông qua đào tạo và tự đào tạo, mối quan hệ giao tiếp của người lao động và quản lý được tăng cường, trở nên cởi mở, tạo thuận lợi cho việc duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh Tổng công ty.

Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả HTQLCL TCT phải thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo chất lượng;

Chương trình đào tạo theo trình tự sau: Các mục tiêu

Các chương trình và phương pháp Các nguồn lực cần thiết

Sự hỗ trợ về nội bộ cần thiết Đánh giá năng lực đã nâng lên

Đo lường hiệu quả và tác động với tổ chức.

1. Các mục tiêu đào tạo:

Tổng công ty truyền đạt nhu cầu của khách hàng đến mọi người, chỉ ra mọi việc cần cải tiến, những thay đổi mới trong tương lai và những quy đinh mới cần được triển khai. Mục tiêu đào tạo của Tổng công ty phải nhằm làm cho mọi người từ cấp lãnh đạo cao nhất cho đến những người mới nhất và thấp nhất hiểu rõ trách nhiệm cá nhân của mình thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Nâng cao nhận thức và đào tạo phải xúât phát từ chính sách chất lượng và tuân theo chu trình kín. sau đây:

2. Chương trình đào tạo và phương pháp:

Chính sách chất lượng

Đào tạo

Phân công trách nhiệm Kiểm định tính hiệu lực

Đánh giá kết quả Xác định mục tiêu

Xây dựng tổ chức đào tạo Thực thi và theo dõi

Nêu nhu cầu đào tạo Chương trình và tài liệu

Để chương trình đào tạo có hiệu quả, chương trình đào tạo phải được hoạt định một cách hệ thống và khách quan. Công tác đào tạo phải được tiến hành liên tục để đáp ứng những thay đổi về công nghệ, về môi trường hoạt động và cơ cấu tổ chức, mà đặ biệt là những thay đổi về bản thân nhửng người lao động trong Tổng công ty.

TCT tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đưa ra chương trình đào tạo:

- Xem xét nhật ký sản xuất, báo cáo quản lý chất lượng, các khiếu nại, báo cáo an toàn, báo cáo thay đổi nhân sự và báo cáo vắng mặt, và các cuộc phỏng vấn người lao động cần phải được thực hiện để tìm ra những tồn tại itềm ẩn.

- Các giám sát viên theo dõi hoạt động hàng ngày của người lao động để phát hiện ra và loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả hệ thống.

Chương trình đào tạo phải nhấn mạnh vào tầm quan trợng của việc đáp ứng các yêu cầu, nhu cầu của khách hàng cà các bên quan tâm. Điều nay bao gồm cả nhận thức về hâu quả đối với TCT và nhân viên của TCT nếu không đáp ứng được các yêu cầu.

Để nâng cao hiệu lực của HTQLCL thì chương trình đào tạo cần quan tâm đến: - Kinh nghiệm của người lao động.

- Kiến thức tiềm ản và kiến thức đã biết. - Kỹ năng quản lý và lãnh đạo.

- Các công cụ hoạt định và phát triển. - Việc lập nhóm làm việc.

- Kỹ năng giao tiếp.

- Các hành vi ứng xử văn hoá xã hội.

- Kiến thức về thị trường, nhu cầu mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm khác.

Phương pháp đào tạo.

Có nhiều loại hình đào tạo như đào tạo tại chỗ, đào tạo ở bên ngoài, và phương thức đào tạo kết hợp, Tổng công ty nên chủ động chọn phương thức đào tạo tại chỗ cho nội bộ TCTvà cho nội bộ các đơn vị.

Để đạt đựơc mục tiêu chất lượng, cần phảitổ chức các lớp nhỏ cho từng loạ nghành nghề; kích thích sự sáng tạo bằng cách truyền thụ thích hợp cho từng nghiệp, bài giảng.

4. Các nguồn lực cần thiết..

Để chương trình đào tạo nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001, đồi hỏi phải có sự pham gia tích cực, sáng tạo linh hoạnh của tất cả các bộ phận. Lãnh đạo Tổng công ty cần lập kế hoạch, sẵn sàng cung cấp và kiểm soát nguồn lực cần thiết để triển khai và duy trì chương trinh đào tạo có hiệu quả và hiệu lực, để đạt đựơc mực tiêu đào tạo.

5. Sự hỗ trợ về nội bộ cần thiết.

Để tạo điều kiện cho sự tham gia của mọi người, Tổng công ty cũng tạo ra sự hỗ trợ cần thiết về nội bộ bằng cách cho nmgười lao động thấy rõ:

- Tầm nhìn của lai của Tổng công ty. -Chính sách và mục tiêu Tổng công ty. - Sự thay đổi và phát triển.

- việc đề xuất và triển khai các quá trình cải tiến - Lợi ích từ sáng tạo và đổi mới.

- Các tác động của Tổng công ty đối với xã hội. - Chương trình giới thiệu cho nhân viên mới. - Chương trình bồi dưỡng định kỳ.

6. Đánh giá năng lực đã nâng lên.

Để xác định được kết quả chương trình đào tạo, các hoạt động đào tạo phải được đánh giá một cách có hệ thống.

- Sự đáp ứng của chương trình đào tạo với mục tiêu đề ra.

- Khả năng sẵn sàng của Nhân viên áp dụng các kiến thức vừa mới trang bị. - Những kết quả mà chương trình đào tạo mang lại.

Người đào tạo có thể dựa vào sự đánh giá của các học viên chứ không tự đánh giá nội dung của họ.

7. Đo lường hiệu quả và tác động với HTQLCL.

Các tiêu thức dánh giá hiệu quả chương trình đào tạo chú trợng vào các kết quả

cuối cùng như:

- Phản ứng của người lao động đối với nội dung và quy trình đào tạo. - kiến thức cũng như những điều học hỏi được qua chương trình đào tạo. - Nhũng thay đổi về hành vi nhờ có chương trình đào tạo.

- Các kết quả hoặc sự tiến bộ đo được trong bản thân mỗi học viên và cũng như cả Tổng công ty như ý thức của người lao động về HTQLCL theo tiêu

chuẩn ISO 9001, sự tuân thủ các quy trình thủ tục, sự thực hiện của họ có ảnh hưởng đến chất lượng,..

Các bước đánh giá chương trình đào tạo

Công tác đáng giá việc giáo dục và đào tạo đã thực hiện theo các mặt mong đợi và tác động đến hiệu lực và hiệu quả HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001, coi đó như một phương tiện cải tiến các kế hoạch trong tương lai.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ HTQLCL THEO TIÊU CHUẨN ISO9001: 2000 TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH (Trang 80 -86 )

×