Nâng cao khả năng tổ chức quản lý sản xuất trong Công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera (Trang 80)

II. Một số giải pháp cụ thể

4. Nâng cao khả năng tổ chức quản lý sản xuất trong Công ty

Thứ nhất là: cơ cấu sản phẩm sản xuất cần được nghiên cứu kỹ hơn trên cơ sở đánh giá từng mẫu sản phẩm từ phòng Kinh doanh để đảm bảo chất lượng và số lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường, tập trung sản xuất các mẫu sản phẩm có giá trị cao, các mẫu sản phẩm đưa ra phải có chu kỳ sống lâu, đặc biệt là không để tăng hàng tồn kho, làm giảm phẩm cấp của sản phẩm. Những năm vừa rồi mối quan hệ ngang giữa Kinh doanh - Kế hoạch - Sản xuất chưa được khăng khít nên nhiều khi công tác chuẩn bị sản xuất chưa đạt được yếu tố đồng bộ, làm cho chất lượng sản phẩm sản xuất ra chưa theo đúng kế hoạch sản xuất. Do vậy, cần phải có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận này trong Công ty để có thể tạo ra những sản phẩm có chất

lượng cao nhất, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty.

Thứ hai là: Chất lượng sản phẩm phải được quan tâm hàng đầu, thực hiện nghiêm túc quy trình công nghệ, giám sát chặt chẽ các khâu theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, nhằm xây dựng lại uy tín sản phẩm của Công ty. Kịp thời củng cố đội ngũ kỹ thuật viên công nghệ và KCS để đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng, giảm thiểu những sai sót trong quá trình sản xuất. Năm 2005, công tác kỹ thuật công nghệ đến tháng 8/2005 mới khắc phục được tình trạng hoạt động rời rạc và tập trung về đầu mối Phòng Kỹ thuật KCS Công ty.

Thứ ba là: Chất lượng công tác sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị phải được chú trọng, dự báo trước để chủ động sửa chữa thiết bị nhằm giảm thiểu số giờ máy hỏng – lò dừng để ổn định sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Kịp thời củng cố đội ngũ kỹ thuật viên cơ điện, tập trung đầu mối điều hành để đáp ứng công tác kiểm soát và bảo quản thiết bị được tốt nhất, tránh những sai xót không đáng có. Thực tiễn năm 2005 đã cho thấy: Khi có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cùng với việc tách quản lý nhân sự giữa Nhà máy sản xuất với phân xưởng cơ điện đã tạo ra thế cạnh tranh trong công việc, nhờ đó việc kiểm soát và quản lý thiết bị có những tiến bộ rõ rệt: Chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo, tiến độ, thời gian vận hành của máy móc thiết bị ít bị gián đoạn.

Thứ tư là: Công tác điều hành sản xuất cần quyết liệt hơn, không ngại va chạm trong công việc. Tổ chức khoán giá thành chặt chẽ đến từng tổ công đoạn sản xuất, gắn thu nhập của người lao động với kết quả sản xuất thực hiện khoán đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, nếu tăng hơn so với mức khoán thì sẽ được thưởng tuỳ theo từng mức cụ thể. Đồng thời, quan tâm đào tạo và phát triển nhân lực có kỹ thuật, có chế độ thích hợp với những người có trình độ chuyên môn cao, giỏi tay nghề, tâm huyết và nhiệt tình với công việc để giữ vững nguồn nhân lực của Công ty. Đây là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo cho Công ty có thể hoạt động một cách có hiệu quả, ta thấy rằng trong

những năm qua trước sự hoạt động không ổn định của các Nhà máy, đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật và công nhân lành nghề đã chuyển công tác khá nhiều gây tổn thất nhân lực và chất xám của Công ty. Vì vậy Công ty phải có các chính sách khuyến khích họ để họ yên tâm làm việc cho Công ty.

Thứ năm là: Khuyến khích mọi cán bộ Công nhân viên trong Công ty tham gia nghiên cứu sáng kiến cải tiến và áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm mà giá thành sản phẩm cũng giảm bằng các chế tài riêng cho cá nhân không lẫn chìm trong khoán của từng bộ phận. Trong năm qua, công tác này của Công ty chưa được cụ thể hoá bằng các quy định nên chưa phát huy được tính sáng tạo trong cán bộ Công nhân viên, chưa phát huy được mọi nội lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

6. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong toàn thể Công ty

Công ty phải thường xuyên giáo dục về ý thức trách nhiệm, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm đối với sự phát triển của Công ty. Nêu cao ý nghĩa của việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Phòng tổ chức lao động và tiền lương cần có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn lao động và bảo hộ lao động.

Hiện nay, tại Công ty vấn đề quản lý chất lượng chưa được nhân viên quan tâm, họ cho rằng việc quản lý chất lượng là của ban lãnh đạo cấp trên, còn mình chỉ biết làm theo sự chỉ đạo, không cần biết như thế nào. Do vậy, ban lãnh đạo Công ty nên đi sâu, đi sát nói chuyện với toàn bộ cán bộ Công nhân viên trong Công ty là: quản lý chất lượng không phải chỉ riêng của cán bộ lãnh đạo cấp cao mà mọi người là thành viên của Công ty đều phải tham gia vào quá trình quản lý chất lượng, có như vậy mới có thể làm cho công tác quản lý chất lượng được vận hành một cách thành công, mới có thể duy trì và tăng khả năng của đơn vị mình.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để Công ty có thể thực hiện các giải pháp trên một cách có hiệu quả và có thể nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa. Tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau đối với Công ty:

Thứ nhất: chất lượng của sản phẩm nó gắn liền với uy tín và thương hiệu của Công ty, do vậy Công ty nên có các chính sách sản phẩm sao cho tạo được sự tin tưởng từ khách hàng. Công ty nên cố gắng thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM và ISO 9001:2000.

Thứ hai: Công ty nên liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác trong nước nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập từ Trung Quốc với giá rẻ và các sản phẩm nhập từ châu Âu với giá cao hơn nhưng chất lượng của nó cũng rất tốt.

Thứ ba: Hợp tác với các Công ty nước ngoài trong việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và đào tạo lao động có chất lượng cao. Hợp tác mua máy móc, dây chuyền công nghệ của họ nhằm học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng áp dụng một cách tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Thứ tư: tạo môi trường làm việc cho cán bộ Công nhân viên một cách thuận lợi. Môi trường làm việc có được đảm bảo thì công nhân làm việc mới có hiệu quả, tránh được những rủi ro không đáng có.

Ngoài ra Công ty cũng có một số kiến nghị đối với Chính phủ:

Thứ nhất: Chính phủ cần rót thêm vốn, cho Công ty có thể vay được nhiều vốn hơn nữa để có thể xây dựng lại cơ sở vật chất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ. Có như vậy thì Công ty mới có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, có như vậy thì mức đóng góp vào ngân sách Nhà nước mới cao, làm cho nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển.

Thứ hai: Nhà nước nên có các chính sách ưu đãi đối với Công ty về thuế xuất nhập khẩu, tín dụng, hành lang pháp lý dễ chịu để Công ty có thể dễ dàng trong việc hợp tác với nước ngoài, co như thế mới học tập được kinh nghiệm và các phương pháp sản xuất tiên tiến và hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên trường Quốc tế.

Thứ ba: các đại sứ quán của Việt Nam ở các nước nên giúp đỡ các Công ty gạch ốp lát của Việt Nam trong đó có Công ty gạch ốp lát Hà Nội trong việc tìm kiếm thị trường, ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu đối với các nước bạn.

KẾT LUẬN

Từ trước đến nay vấn đề chất lượng luôn được các doanh nghiệp quan tâm; nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty cùng sản xuất ra một loại sản phẩm giống nhau. Nên chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của các Công ty, nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, doanh thu và lợi nhuận của cả doanh nghiệp.

Chính vì lý do đó mà Công ty Gạch ốp lát Hà Nội coi việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hệ thống quản lý chất lượng là vấn đề sống còn đối với Công ty. Xác định đúng đắn vai trò, ý nghĩa to lớn của chất lượng sản phẩm, Công ty gạch ốp lát Hà Nội đã không ngừng phấn đấu nâng cao lượng sản phẩm qua từng năm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Chính vì xác định đúng đắn chiến lược về chất lượng sản phẩm mà những năm qua Công ty đã cho ra đời những sản phẩm có mẫu mã mới, lạ mắt, chất lượng cao(gạch ốp tường, gạch lát nền cỡ lớn) đã được thị trường trong nước và thế giới chấp nhận, chính vì thế mà Công ty gạch ốp lát Hà Nội luôn là đơn vị, là lá cờ đầu trong việc sản xuất các loại gạch ốp lát của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Qua bài viết chuyên đề về “ Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội” này tôi hy vọng nó sẽ có chút ít giúp cho Công ty trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Do thời gian có hạn chế và với kiến thức thực tế chưa cao, cho nên bài viết chuyên đề này của em không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy giáo và các anh chị trong Phòng Kinh doanh của Công ty để chuyên đề này của em được hoàn thiện hơn, sẽ cho em cơ hội để tiếp thu từ thực tế để sau này ra làm việc đỡ bỡ ngỡ.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th. Nguyễn Thành Hiếu; và anh Phan Phi Long ( phó Phòng Kinh doanh ) cùng các cán bộ trong Công ty đã giúp đỡ em trong đợt thực tập này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp: PGS-TS. LÊ VĂN TÂM; TS. NGÔ KIM THANH.

2. Giáo trình quản trị chất lượng trong các tổ chức: GS-TS. NGUYỄN ĐÌNH PHAN.

3. Giáo trình quản trị sản xuất và tác nghiệp: TS. TRƯƠNG ĐOÀN THỂ. 4. Tài liệu hệ thống chất lượng của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội.

5. Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, các kế hoạch của Công ty, các bảng biểu tổng hợp các chỉ tiêu kế hoạch. 6. Báo cáo đại hội công nhân viên chức năm 2004, 2005, 2006.

7. Các trang WEB của một số Công ty: gạch ốp lát Hà Nội, Công ty gạch Long Hầu, Công ty gạch Đồng Tâm.

8. Các thông tin từ mạng Internet: thị trường gạch ốp lát Hà Nội, Chỉ tiêu của Tổng Công ty gạch Viglacera...

MỤC LỤC

Lời mở đầu...1

Phần I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera...2

I. Những vấn đề chung của công ty...2

1. Thông tin chung về doanh nghiệp...2

2. Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý...3

3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty...5

3.1. Chức năng của Công ty quy định trong điều lệ...5

3.2. Nhiệm vụ của Công ty...5

II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty...6

1. Bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty...6

2. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban...7

III. Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật đặc trưng của Công ty...10

1. Đặc điểm về sản phẩm...10

2. Đặc điểm về lao động...11

3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất...13

4. Đặc điểm về tài chính...17

5. Đặc điểm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm...20

IV. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây...21

Phần II: Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera...28

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty...28

1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp...28

1.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm...28

1.2. Khách hàng của Công ty...30

1.3. Các yêu cầu về văn hoá - xã hội...33

1.4. Cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước...34

1.5. Trình độ tiến bộ khoa học- kỹ thuật - công nghệ...35

2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp...37

2.1. Nguyên vật liệu sản xuất...37

2.2. Nhà cung ứng nguyên vật liệu của Công ty...40

2.3. Khả năng về máy móc thiết bị, công nghệ hiện có của Công ty...41

2.4. Trình độ tổ chức quản lý của Công ty...43

II. Thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty trong vài năm gần đây...44

1. Thực trạng chung...44

2. Thực trạng một số sản phẩm chủ yếu của Công ty...54

3. Từ nhận thức của khách hàng...56

4. Đánh giá môi trường xung quanh...60

III. Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm của Công ty...63

1. Những kết quả đạt được về chất lượng sản phẩm của Công ty...63

2. Những tồn tại cần khắc phục...65

3. Nguyên nhân của những thực trạng đó...66

Phần III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty gạch ốp lát Hà Nội...67

I. Phương hướng để nâng cao chất lượng sản phẩm...67

1. Mục tiêu tổng quát của Công ty...67

2. Phương hướng...67

II. Một số giải pháp cụ thể...67

1. Chuẩn bị tốt các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất...68

2. Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị công nghệ và phương pháp sản xuất tiên tiến...70

3. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên trong Công ty...71

4. Nâng cao khả năng tổ chức quản lý sản xuất trong Công ty...73

5. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong toàn thể Công ty...75

III. Một số kiến nghị...75

Kết luận...77

TỔNG CÔNG TY THUỶ TINH VÀ GỐM XÂY DỰNG

CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI VIGLACERA MÃ SỐ:

4.1... PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI VIGLACERA

Kính thưa Quí Ông/ Bà!

Chúng tôi là những nhân viên của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội Viglacera. Chúng tôi đang thực hiện thăm dò ý kiến của khách hàng về việc nâng cao chất lượng sản phẩm gach của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội Viglacera. Xin Quí Ông/ Bà hãy vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Lưu ý: Các câu hỏi có thể có nhiều lựa chọn

---

Lời giới thiệu

1. Tên của Ông/ Bà: 2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:

PHẦN NỘI DUNG

4. Xin Ông (bà) cho biết, Ông/Bà thường biết đến những thông tin về sản phẩm của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội thông qua những phương tiện nào sau đây?

Tên dịch vụ Đã từng sử dụng Chưa từng sử dụng

1Trang web:http:// www.ceramichn.com 1 2

2Tờ rơi, tờ dán 1 2

3Báo, tạp chí 1 2

4Biển tấm lớn ngoài trời 1 2

6Phong bì thư 1 2

7Danh bạ điện thoại “Những trang vàng” 1 2

8Ti vi 1 2

5. Xin Ông (bà) cho biết, Ông (bà) đã từng sử dụng loại sản phẩm gạch ốp lát nào dưới đây?

1 Gạch ốp tường loại 10x15 cm 2 Gạch ốp tường loại 20x25 cm 3 Gạch lát nền loại 30x30 cm 4 Gạch lát nền loại 40x40 cm 5Gạch lát nền loại 50x50 cm 6 Loại gạch khác: ……….

6. Xin Ông (bà) cho biết, Ông (bà) thường sử dụng sản phẩm gạch ốp lát của công ty nào dưới đây? 1 Gạch Long Hầu 2 Gạch Đồng Tâm 3 Gạch Hoa Cương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w