Các thương hiệu cạnh tranh chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng và mối quan hệ của khách hàng đối với thương hiệu xi măng hải vân (Trang 25 - 27)

VI. Lời cảm ơ n

2.1.2.2 Các thương hiệu cạnh tranh chính

Có thể nói tất cả những thương hiệu xi măng hiện đang có mặt tại thị trường miền Trung-Tây Nguyên đều là những thương hiệu cạnh tranh của nhau. Việc giành giật thị trường và khách hàng khiến các thương hiệu này đang phải bước vào một giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Củng cố thương hiệu, phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu... cũng đều nhằm mục đích là gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hiểu được ý nghĩa đó, xi măng Hải Vân trong quá trình hoạt động đã xác định rằng cạnh tranh thương hiệu là loại hình cạnh tranh chính. Tuy nhiên, với năng lực hạn

chế, thương hiệu Hải Vân không thể dàn trải nguồn lực để cạnh tranh với tất cả các thương hiệu khác. Cũng chính vì lý do đó, Công ty cần phải xác định cho mình những thương hiệu cạnh tranh chính.

Là những thương hiệu xi măng khá mạnh tại thị trường Đà Nẵng và được Công ty xi măng Hải Vân đánh giá là hai đối thủ cạnh tranh chính của mình là thương hiệu xi măng Kim Đỉnh và thương hiệu xi măng Sông Gianh. Xi măng Kim Đỉnh và Sông Gianh cũng có được những lợi thế về địa lý như xi măng Hải Vân, chính vì vậy, Kim Đỉnh, Sông Gianh cũng như Hải Vân đã xác định cho mình thị trường mục tiêu là khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Việc giẫm lên thị trường của nhau khiến các thương hiệu này trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Thương hiệu thứ hai phải nhắc đến chính là thương hiệu Hoàng Thạch nổi tiếng. Dù thương hiệu này dàn trải ở tất cả các thị trường trong nước nhưng giá trị thương hiệu mà Hoàng Thạch có được ở mỗi thị trường là rất lớn. Bên cạnh đó, thương hiệu Hoàng Thạch là một thương hiệu mạnh, vì vậy để có thể ngự trị trong tâm trí người tiêu dùng ở bất kỳ thị trường nào thì thương hiệu Hải Vân bắt buộc phải cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu Hoàng Thạch. Mặc dù công ty xi măng Hoàng Thạch và công ty xi măng Hải Vân đều trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập như hiện nay thì sự thành công của công ty này sẽ là trở ngại cho sự phát triển của công ty khác. Kinh doanh trên những phân đoạn thị trường giống nhau thì cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Trong chiến lược phát triển của mỗi công ty, chúng vẫn được xem là thương hiệu của đối thủ.

Một thương hiệu xi măng nổi tiếng khác là Hà Tiên, thương hiệu này dù xuất hiện tại thị trường miền Trung-Tây Nguyên không sớm như Hải Vân hay Kim Đỉnh, nhưng cũng như thương hiệu Hoàng Thạch, thương hiệu này cũng có giá trị thương hiệu rất lớn. Ngay khi chưa xuất hiện uy tín của thương hiệu này cũng đã được nhiều người biết đến. Có khá nhiều người ưa chuộng thương hiệu này, sức cạnh tranh của thương hiệu là rất đáng kể. “Thương hiệu Xi măng Hà Tiên là một trong những thương hiệu được cả nước biết đến. Hà Tiên 1 được người tiêu dùng tin tưởng qua việc bình chọn là thương hiệu mạnh qua hai năm 2005 và 2006. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa công ty năm 2006, lợi thế kinh doanh chủ yếu là giá trị thương hiệu Hà Tiên 1 được xác định đến 176,7 tỉ đồng. Sản phẩm của Hà Tiên 1 trong 10

năm liền (1997-2006) được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao đứng đầu ngành hàng vật liệu xây dựng liên tục từ năm 1997 đến nay. Được chứng nhận ISO 9001:2000 do Quacert và DNV cấp. Hơn 20 huy chương vàng từ hội chợ triển lãm quốc tế tại Giảng Võ (Hà Nội) và nhiều năm liền các giải thưởng và cúp vàng”. Chính vì lý do đó, thương hiệu này được công ty xi măng Hải Vân đánh giá là thương hiệu cạnh tranh lớn của mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phản ứng và mối quan hệ của khách hàng đối với thương hiệu xi măng hải vân (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w