cũng không thể phủ nhận những kết quả mà Công ty đã thực hiện được. Đó là thực hiện được mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tăng cường mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường không những trong nước mà còn phát triển một số thị trường nước ngoài, đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đai, nâng cao trình độ tay nghề và mức sống của người lao động. Đây cũng là những kết quả thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty ngày càng tăng.
Trong những năm gần đây, Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã không ngừng cố gắng phát triển đi lên. Như ta đã biết cơ chế thị trường với sự song song tồn tại những cơ hội và thách thức thì sự linh hoạt và nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất đã trở thành đòn bẩy tích cực cho quá trình phát triển của Công ty. Nhận thức được điều đó, trong những năm qua để tháo gỡ những khó khăn, thích ứng với tình hình mới Công ty đã tìm giải pháp riêng cho mình dựa trên cơ sở phân tích đánh giá một các đầy đủ khách quan tình hình quản lý của Công ty mà nội dụng chủ yêú là tình hình sử dụng vốn kinh doanh luôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của Công ty vì vốn kinh doanh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn cả về thị trường tiêu thụ do có rất nhiều công ty cạnh tranh, bởi Công ty kinh doanh trên lĩnh vực mà có nhiều Công ty cùng tham gia và các khó khăn về công nghệ nhưng Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, trong phạm vi khoá luận này tôi chỉ để cập đến những kết quả trong việc sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Cụ thể:
2.3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Hà
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các Công ty hay các doanh nghiệp trước khi chính thức được đi vào hoạt động phải có một cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định được mua sắm ban đầu. Số vốn ban đầu này được gọi là vốn cố định. Trong giáo trình “Quản trị tài chính doanh nghiệp” có trích định nghĩa về vốn cố định như sau: “Vốn cố định là giá trị những TSCĐ mà doanh nghiệp đã đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh , là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm luân chuyển của nó là luân chuyển từng phần vào chu kỳ
sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi hết thời gian sử dụng. Quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào khả năng của từng doanh nghiệp, ảnh hưởng tới trình độ trang thiết bị và dây truyền sản xuất của doanh nghiệp. Đây là số vốn đầu tư ứng trước, số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, vốn cố định đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ vị trí then chốt và đặc thù riêng của vốn cố định, các nhà quản lý phải nắm vững và thấy rõ tầm quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cũng như việc tổ chức quản lý sao cho có hiệu quả nhất.
Trong những năm đầu thành lập cho tơi khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty hầu như không có gì. Nhận thức đuợc tầm quan trọng của cạnh tranh trong nền kinh tế mở, Lãnh đạo Công ty đã dần đầu tư thêm may móc thiết bị tương đối hoàn thiện. Năm 2008 vừa qua Công ty mới đầu tư thêm dây truyền sản xuất đã đẩy tỷ trọng vốn cố định của Công ty lên tới 63.92% trong tổng vốn kinh doanh. Ngoài hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, đắt tiền Công ty còn có 11 cửa hàng bày bán và trưng bày các sản phẩm của Công ty trên địa bàn Hà Nội. Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty, trước tiên ta nghiên cứu biểu sau:
Bảng 2.10: Cơ cấu TSCĐ của Công ty năm 2008
Đơn vị: trđ
Các chỉ tiêu Giá trị %
Máy móc phục vụ sản xuất Nhà xưởng văn phòng Phương tiện vận tải Thiết bị văn phòng Quyền sử dụng đất 45019.617 6267.070 2332.892 1358.467 3312.900 77.22 10.75 4.0 2.33 5.7 Tổng tài sản cố định 58300 100%
(Nguồn: Bảng tính khấu hao năm 2008)
Qua biểu phân tích trên ta thấy toàn bộ nguyên giá TSCĐ của Công ty năm 2008 là 58300 trđ. Trong đó, các máy móc thiết bị, dây chuyền phục vụ sản xuất là 45019.617 chiếm tỷ trọng khá lớn (77.22%), nhà xưởng văn phòng là 6267.070 trđ chiếm 10.75%, phương tiện vận tải là 2332.892 trđ chiếm 4%, thiết
bị văn phòng là 1358.467 trđ chiếm 2.33%, quyền sử dụng đất là 3312.900 trđ chiếm 5.7%. Như vậy, Công ty rất chú trọng vào đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất của Công ty, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết số máy móc hiện đại Công ty chỉ chuyển giao được phần cứng của công nghệ, còn phần mềm thì đều do đội ngũ cán bộ của Công ty tự mày mò nghiên cứu nên Công ty chưa thực sự làm chủ được công nghệ. Việc này có ảnh hưởng khá lớn đến việc khai thác tối đa công suất và tính năng của máy móc thiết bị. Hiên tại, máy móc của Công ty chỉ khai thác được khoảng 60% công suất thiết kế. Hơn nữa, hiện tại mức tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng đòi hỏi không thể sản xuất hơn. Công ty cũng đang tích cực tìm kiến các giải pháp thúc đẩy đầu ra của sản phẩm.
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Đơn vị: trđ
TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 % 2008/2007
1 Doanh thu thuần 64634.102 67981.206 1.05178542
2 Vốn cố định bình quân 31885.999 35981.884 1.12845403 3 Lợi nhuận trước thuế 1914.431 1961.77 1.02472745 4 Hiệu suất sử dụng vốn cố định (1/2) 2.0270371 1.8893176 0.93205872 5 Hàm lượng vốn cố định (2/1) 0.4933309 0.5292916 1.07289378 6 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (3/2) 0.0600399 0.054521 0.90808081
Như ta đã thấy cơ cấu nguồn vốn cố định qua bảng 2.4 trên. vốn cố định bình quân của Công ty được tính bằng cách lấy vốn cố định đầu kỳ cộng với vốn cố định cuối kỳ chia cho hai. Cụ thể là:
34086.69 + 29685.307
VCĐBQ = --- = 31885.9985 2
Qua bảng trên ta thấy, thứ nhất về chỉ tiêu doanh thu thuần năm 2008 so với năm 2007 tăng 5.18% song chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 2.47%. Như vậy tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Do đó, Công ty nên chú trọng tới các chi phí làm giảm doanh thu như: chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp đặc biệt quan trọng là giảm giá thành sản phẩm.
Về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, năm 2008 do Công ty tăng tỷ trọng vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh làm cho vốn cố định bình quân
tăng 12.85% so với năm 2007 dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 6.8% so năm 2007 (năm 2007 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 2.028, năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 1.889). Mặc dầu doanh thu năm 2008 tăng lên so với năm 2007 nhưng do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc đô tăng vốn cố định bình quân nên đã làm giảm hiệu suất sử dụng vốn cố định. Năm 2008 hiệu suất sử dụng vốn cố định là 1.889 nghĩa là cứ một đồng vốn cố định tạo ra được 1.889 đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.