Những khó khăn và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà (Trang 53 - 55)

Thứ nhất, cơ cấu vốn của Công ty chưa hợp lý: Điều này thể hiện ở chỗ

nguồn vốn chủ sở hữu quá cao. Như quá trình phân tích ở trên, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty luôn duy trì ở mức trên 80% trong tổng vốn kinh doanh của mình. Hơn nữa, căn cứ vào bảng nguồn vốn theo nguồn hình thành ta thấy Công ty không hề vay ngân hàng. Số nợ mà Công ty phải trả chỉ chiếm hơn 10% trong tổng vốn mà nguồn nợ này chỉ bao gồm chiếm dụng vốn của nhà cung cấp, vay nợ công nhân viên và nợ thuế nhà nước. Đây là điều hiếm thấy đối với các đơn vị kinh doanh sản xuất. Công ty không phát huy tác dụng của thị trường tài chính. Không tận dụng được tác dụng của đòn bẩy kinh doanh. Công ty quá tự chủ về tài chính, phải bỏ ra một lượng vốn khá lớn để kinh doanh.

Thứ hai, về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh

của Công ty đều rất thấp. Vòng quay vốn chậm. Nguyên nhân do Công ty để ứ đọng vốn quá nhiều. Chủ yếu trong khâu tiêu thụ. Hầu như Công ty lúc nào cũng thừa vốn. Lượng tiền của Công ty quá nhiều. Trong lãi của Công ty còn có lãi do tiền gửi ngân hàng. Nếu lượng tiền nhiều Công ty nên đầu tư mở rộng sản xuất, hoặc tổ chức liên doanh liên kết để tăng lợi nhuận đồng thời vốn không bị ứ đọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Thứ ba, tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty chưa được tốt lắm. Nha

đã phân tích ở trên lượng hàng tồn hàng năm khá lớn mặc dù công suất sản xuất của các loại máy đều thấp. Việc công suất sản xuất thấp chủ yếu do tình hình tiêu thụ. Các máy móc chỉ sản xuất ở mức 60% công suất thiết kế mà lượng hàng tồn kho đã lớn làm ứ đọng nhiều vốn của Công ty. Giả sử Công ty sản xuất hết công suất thì lượng hàng tồn kho sẽ là bao nhiêu? Như vậy, Công ty đã làm

lãng phí một lượng vốn khá lớn vừa trong khâu sản xuất vừa trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ

3.1. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG, PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI

Ngày nay, kinh tế thị trường đang phát triển lên một tầm cao mới. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việt Nam ta đã mạnh dạn ra nhập những tổ chức lớn như: ASEAN, AFTA, ký hiệp định thương mại với Mỹ, đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO… Đó vừa là những cơ hội mới đồng thời cũng chứa đựng những thách thức mới cho Việt Nam nói chung và cho Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà nói riêng. Hiện nay, Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do đó Công ty đã đặt ra những phương hướng hoạt động riêng cho mình. Công ty đã và đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, có tiềm lực tài chính rồi rào, có quy trình công nghệ hiện đại, có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trên thị trường như: Tràng An cạnh tranh về kẹo cứng; Hải Châu, Hữu Nghị cạnh tranh về cookies; Bibica, Hải Châu cạnh về sôcola; Kinh Đô, Vinabico cạnh tranh về bimbim, bánh tươi. Hơn nữa, như ta vẫn thấy trên các phương tiện đại chúng như: đài, Tivi…các đối thủ đều có những chiến lược cạnh tranh, xúc tiến bán hàng hết sức rầm rộ. Kinh Đô thực hiện chiến lược khuếch trương mở rộng thị trường bằng chiến lược quảng cáo rầm rộ, phần thưởng…; Hải Hà thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm...Đứng trước những khó khăn đó Công ty đã có những định hướng phát triển:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà (Trang 53 - 55)