II. Thực trạng triển khai sản phẩm Bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ
2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai sản phẩm Bảo hiểm học
- Hỗ trợ chi phí:
+ Hỗ trợ chi phí cho nhà trường hay Phòng Giáo dục về Quỹ khuyến học hay phần thưởng cho học sinh xuất sắc.
+ Tài trợ phát triển tin học trong nhà trường
+ Hỗ trợ chi phí cho nhà trường tổ chức hội thao/hội khỏe phù đổng…
2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai sản phẩm Bảo hiểm học sinh sinh
2.1. Thuận lợi
2.2.1. Những yếu tố khách quan
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao và ổn định trong những năm qua, bình quân 8%/năm, tăng thêm tiềm năng cho ngành bảo hiểm phát triển. Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2010 GDP 1000 – 1100 USD/người, đầu tư toàn xã hội 39% - 40% GDP, ODA 11 tỷ USD, FDI 25 tỷ USD, xuất khẩu 69 tỷ USD, nhập khẩu 70 tỷ USD, du lịch quốc tế 6 triệu lượt người, du lịch nội địa 23 triệu lượt người, dầu thô 20 triệu thùng, khí 12 tỷ m3, thép 6.5 triệu tấn, xi măng 50 triệu tấn, tàu biển 5 triệu tấn, tàu cá 500000 chiếc, tàu sông 500000 chiếc....
Lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước sẽ kết thúc vào năm 2009, số lượng các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tăng trong đó tập quán mua bảo hiểm để an toàn trong sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài sẽ lan rộng trong khối các tổ chức kinh tế xã hội.
Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, thu nhập ngày càng cao kèm theo nhu cầu về bảo hiểm con người chăm sóc sức khoẻ y tế xã hội ngày càng tăng.
Chế độ quản lý nhà nước về bảo hiểm ngày càng hoàn thiện hơn làm cơ sở pháp lý vững chắc cho doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động lành mạnh và người dân tin tưởng hơn doanh nghiệp bảo hiểm. Đó là: Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua năm 2000, các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành đã được ban hành trong năm 2001. Đặc biệt là việc ban hành
Nghị định số 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, quyết đinh số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 về phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”, và quyết định số 153/2003/QĐ-BTC ngày 22/9/2003 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm,…
Trong những năm qua, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cả doanh nghiệp trong và nước ngoài. Tổng số doanh nghiệp được cấp phép họat động trên thị trường hiện nay đã lên tới 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 công ty môi giới và 1 công ty tái bảo hiểm (Vinare). Một số doanh nghiệp bảo hiểm mới ra đời với sự tham gia góp vốn của các tổng công ty, doanh nghiệp lớn trong nước như Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không, Bảo hiểm Than Khoáng sản…
Tăng trưởng doanh thu của thị trường vẫn duy trì ở mức cao. Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ đạt mức 10.855 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2007 trong khi bảo hiểm nhân thọ tăng trưởng ở mức hơn 9% tương đương với trên 10 ngàn tỷ đồng.
Một số sản phẩm mới ra đời đã phần nào đáp ứng các nhu cầu của khách hàng như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cao cấp với mức trách nhiệm cao góp phần thúc đẩy nhu cầu bảo hiểm của các cá nhân, tổ chức có mức thu nhập trung bình trở lên. Tuy nhiên so với nhu cầu của các doanh nghiệp và cá nhân, các sản phẩm vẫn còn thiếu tính đa dạng, phong phú. Một số sản phẩm mới vẫn còn chưa phát huy mạnh mẽ như bảo hiểm tín dụng, rủi ro chính trị, bảo hiểm trách nhiệm người lãnh đạo...
Các kênh phân phối sản phẩm được đa dạng hóa như các kênh bán hàng thông qua đại lý, môi giới, ngân hàng, bưu điện, nhân viên thu ngân.
Bước đầu đã hình thành một số kênh phân phối sản phẩm trực tuyến đáp ứng được nhu cầu thuận tiện trong việc bán và dịch vụ sau bán hàng.
2.1.2. Những yếu tố chủ quan
Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA là một doanh nghiệp trẻ mới ra nhập thị trường bảo hiểm, Nhưng trong những năm qua công ty đã không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có “Chất lượng quốc tế - Giá cả nội địa”; tăng cường liên kết để củng cố sức cạnh tranh; với phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiện đại; không ngừng xây dựng và quảng bá thương hiệu. Vì vậy Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA đã thực sự tạo được niềm tin nơi công chúng và người tiêu dùng cả nước.
Đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 500 người với trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm đạo đức, thấm nhuần văn hóa kinh doanh của công ty cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy thành công của AAA, góp phần thực thi sứ mạng cao cả mà công ty cam kết với khách hàng.
Các bậc phụ huynh ngày càng có nhận thức cao hơn về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm học sinh cho con em mình. Do đó việc triển khai nghiệp vụ này ngày càng thuận lợi hơn.
Cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác, AAA cũng nhận xét bảo hiểm con người còn rất tiềm năng và xác định đây là nghiệp vụ bảo hiểm chủ lực, với mục tiêu ngày càng tập trung mạnh hơn vào bảo hiểm học sinh. Vì vậy doanh nghiệp ngày càng phát triển mạng lưới bán bảo hiểm học sinh tới tận các vùng sâu, vùng xa, sản phẩm được cải tiến linh họat hơn để phù hợp với điều kiện kinh tế, khám chữa bệnh theo từng vùng trên cả nước.
2.2. Khó khăn
2.2.1.Những yếu tố khách quan
Sự cạnh tranh sẽ diễn ra trên quy mô rộng hơn và mức độ gay gắt. Trước hết là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam cả về sản phẩm bảo hiểm, chất lượng phục vụ, nguồn nhân lực và phát triển kênh phân phối sản phẩm. Thứ hai là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam với các doanh nghiệp bảo hiểm
tại nước ngoài về cung cấp sản phẩm bảo hiểm trong khuôn khổ đã cam kết tại WTO. Thứ ba là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các dịch vụ tài chính khác như thu hút tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản...
Trình độ dân trí ngày càng tăng làm cho sự lựa chọn và doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng khắt khe hơn, doanh nghiệp bảo hiểm có thương hiệu mạnh, có uy tín thực hiện đúng cam kết về phương thức, cách thức, thời hạn bồi thường, đem lại nhiều giá trị dịch vụ gia tăng cho khách hàng sẽ được lựa chọn thay cho cách hạ phí bảo hiểm và khuyến mại trước đây.
Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới được thành lập ngày càng nhiều, họ có chiến lược chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần bảo hiểm bằng nhiều hình thức trong đó có quảng cáo tiếp thị và chấp nhận lỗ kỹ thuật trong thời gian dài (thậm chí đến trên 5 năm) tạo ra sự cạnh tranh không cân sức nhưng được phép với các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại.
Năm 2008 là năm rất khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam, lĩnh vực bảo hiểm cũng không phải là ngoại lệ. Các tập đoàn đa ngành trong nước và tập đoàn tài chính nước ngoài với năng lực tài chính đồi dào vẫn tiếp tục chiến lược thành lập công ty bảo hiểm ở Việt Nam. Điều đó đã tạo ra sức ép không nhỏ cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Việc thiếu và chuyển dịch trong thị trường lao động của ngành tiếp tục diễn ra gay gắt thông qua việc thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn cũng khiến nhiều công ty bảo hiểm trở nên lúng túng…
Trong số các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được phép kinh doanh nghiệp vụ này, hiện 3 doanh nghiệp là Bảo Việt, Bảo Minh và Pjico cung cấp dịch vụ bảo hiểm học sinh cho thị trường với doanh thu trên 200 tỷ đồng/năm. Ước tính, số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm tại 3 doanh nghiệp lên tới khoảng 10 triệu người. Trong đó, Bảo Việt Việt Nam chiếm
gần 70% thị phần. Pjico đã bảo hiểm cho trên 2 triệu lượt học sinh-sinh viên- giáo viên và tiếp tục là doanh nghiệp bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất thị trường này với mức bình quân tăng trưởng 40%/năm trong giai đoạn 2001-2006. Vì vậy thị phần của các doanh nghiệp còn lại trong đó có AAA là rất nhỏ, mức độ cạnh tranh là hết sức khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình.
2.2.2. Những yếu tố chủ quan