Đối với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất

Một phần của tài liệu Sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA – thực trạng và một số kiến nghị (Trang 71 - 72)

II. Một số kiến nghị đối với việc triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh

2. Các kiến nghị đối với công tác triển khai sản phẩm bảo hiểm học sinh

2.2. Đối với công tác đề phòng và hạn chế tổn thất

Công tác đề phòng hạn chế tổn thất có vị trí khá quan trọng trong việc triển khai một sản phẩm bảo hiểm. Vì nếu làm tốt công tác này thì doanh nghiệp sẽ tiết giảm được chi phí bồi thường là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trước đây các doanh nghiệp bảo hiểm chưa coi trọng việc đề phòng hạn chế tổn thất tương xứng với vị trí quan trọng của nó. nhưng ngày nay doanh nghiệp đã quan tâm hơn nhiều hơn đến công tác này. Đối với Bảo hiểm AAA, tỷ lệ chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm học sinh là khá cao so với các chi phí khác. Tuy nhiên hiệu quả mang lại vấn chưa được như mong muốn. Để nâng cao hiệu quả công tác đề phòng hạn chế tổn thất thì doanh nghiệp cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Xây dựng chương trình đề phòng và hạn chế tổn thất một cách chi tiết về mức chi cho từng hoạt động, thời gian, cán bộ làm công tác này. Cử cán bộ kiểm tra, giám sát quá trình triển khai một cách thường xuyên. Tránh trường hợp lãng phí, sử dụng kinh phí không đúng mục đích.

Doanh nghiệp cần phối kết hợp với nhà trường, các cơ sở y tế trực thuộc trường và địa phương kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các em để phát hiện sớm bệnh tất giảm thiểu rủi ro. Tổ chức các buổi học ngoại khóa về chăm sóc sức khỏe cá nhân nhất là khi có các bệnh dịch để các em có ý thức

tự bảo vệ cho bản thân. Thực hiện tuyên truyền kiến thức sơ cứu khi xảy ra các tai nạn thường gặp như chết đuối, gẫy chân tay hay điện giật đồng thời hỗ trợ công cụ dụng cụ để các em có thể thực hành ngay tại chỗ góp phần nâng cao hiệu quả các buổi ngoại khóa. Lồng ghép vào đó là các kiến thức về an toàn, luật lệ giao thông bằng cách thiết kế câu hỏi để các em trả lời và có khích lệ các em bằng những món quà nhỏ.

Thường xuyên cử cán bộ xuống tận trường kiểm tra các “Tủ thuốc học đường” để bổ sung kịp thời về mặt số lượng và nâng cao chất lượng các chủng loại thuốc. Như vậy tủ thuốc sẽ phát huy tác dụng điều trị tại chỗ của mình, tránh hình thức, không hiệu quả.

Vào các dịp hè, các em không còn được sự kiểm tra, giám sát của thầy cô và nhà trường. Do đó đây là thời gian có tỷ lệ rủi ro cao. Doanh nghiệp nên kết hợp với đoàn thanh niên kêu gọi, khuyến khích các em tham gia vào các chương trình sinh hoạt hè, các hoạt động vui chơi bổ ích lành mạnh. Bằng cách tài trợ cho các chương trình đó một mặt để cổ vũ các em tham gia, mặt khác cũng là dịp để doanh nghiệp quảng bá thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu Sản phẩm bảo hiểm học sinh tại Công Ty Cổ Phần Bảo Hiểm AAA – thực trạng và một số kiến nghị (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w