Quy trình kế toán chi NSNN bằng tiền mặt

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán thu - chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt (Trang 73 - 75)

III. Các chứng từ khác

3.1.3.2Quy trình kế toán chi NSNN bằng tiền mặt

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HTTT KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẰNG TIỀN MẶT

3.1.3.2Quy trình kế toán chi NSNN bằng tiền mặt

Tại KBNN huyện Na Hang diễn ra hai nghiệp vụ kế toán chi NSNN chủ yếu là kế toán chi thường xuyên; kế toán chi đầu tư và CTMT có tính chất đầu tư

3.1.3.2.1 Quy trình kế toán chi thường xuyên

Kinh phí thường xuyên là loại kinh phí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách các cấp.

a. Đối với đơn vị sử dụng ngân sách: - Đăng ký giao dịch với KBNN:

+ Khi nhận được quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền, đơn vị phải gửi tới KBNN nơi giao dịch bản dự toán chi tiết đến Loại, Khoản của Mục lục ngân sách nhà nước (không phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi và không phân bổ chi tiết theo từng quý trong năm) của đơn vị mình.

+ Đăng ký mở tài khoản tại KBNN để thực hiện giao dịch.

- Khi có nhu cầu chi: Căn cứ vào dự toán được giao, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước kèm theo các hồ sơ thanh toán gửi KBNN nơi giao dịch làm căn cứ kiểm soát, thanh toán.

b. Đối với kế toán KBNN:

+ Kế toán căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của cấp có thẩm quyền cho đơn vị sử dụng ngân sách để lập Phiếu nhập dự toán ngân sách. Kế

toán ghi đầy đủ các yếu tố trên chứng từ như: cấp ngân sách, niên độ ngân sách, loại kinh phí (kinh phí thường xuyên, kinh phí ủy quyền), tên, mã số đơn vị sử dụng ngân sách, loại dự toán (dự toán ban đầu, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh), mã tính chất nguồn kinh phí, cơ cấu phân bổ ngân sách (chương, loại, khoản, nhóm mục), số tiền, ngày hạch toán…;sau đó ký xác nhận trên chứng từ theo chức danh quy định.

+ Tiến hành mở tài khoản chi tiết đến từng đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ theo yêu cầu mở tài khoản của các đơn vị.

+ Căn cứ vào dự toán được giao, kế toán KBNN hạch toán chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách khi kiểm tra, kiểm soát thấy các hồ sơ thanh toán của đơn vị sử dụng đủ điều kiện quy định.

3.1.3.2.2 Quy trình kế toán thanh toán vốn đầu tư bằng tiền mặt

- Phòng Thanh toán vốn:

+ Sau khi tiếp nhận nguồn vốn, dự toán kinh phí đầu tư, mức vốn đầu tư của ngân sách các cấp yêu cầu phòng Kế toán mở các tài khoản chi tiết theo chương trình đầu tư, CTMT để theo dõi việc sử dụng từng loại nguồn vốn.

+ Khi nhận được quyết định giao công trình (dự án) cho chủ đầu tư (chủ dự án) của cấp có thẩm quyền từ chủ đầu tư (chủ dự án), Phòng yêu cầu phòng Kế toán mở các tài khoản chi tiết cho từng chủ đầu tư (chủ dự án).

+ Kiểm soát các chứng từ thực chi và tạm ứng mà chủ đầu tư (chủ dự án) yêu cầu thanh toán, nếu đầy đủ điều kiện phòng sẽ xác nhận và yêu cầu phòng Kế toán thanh toán.

- Phòng Kế toán:

+ Mở tài khoản cho từng chương trình đầu tư (CTMT), chủ đầu tư (chủ dự án) theo yêu cầu của phòng Thanh toán vốn và Giấy đăng ký mở tài khoản, đăng ký mẫu chữ ký của kế toán, chủ đầu tư.

+ Căn cứ chứng từ thanh toán vốn do Phòng Thanh toán vốn gửi theo đường nội bộ tiến hành hạch toán thanh toán vốn đầu tư chi tiết đến từng cấp ngân sách, niên độ, mục lục ngân sách, chủ đầu tư (chủ dự án), số tiền tạm ứng/thực chi của từng món thanh toán.

- Thực hiện đối chiếu số liệu giữa phòng Thanh toán vốn và phòng Kế toán đảm bảo khớp về tổng số vốn đã thanh toán chi tiết đến từng cấp ngân sách, niên độ, mục lục ngân sách, chủ đầu tư (ban quản lý dự án).

Một phần của tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán thu - chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt (Trang 73 - 75)