12 bytes 4 bytes 2336 bytes
5.3. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH
Trong mục này sẽ mô tả chi tiết chương trình dựa vào phần thiết kế tổng thể đã nói ở trên.
Với mục đích xây dựng một chương trình dạy học có độ tương tác cao và cho phép bạn có thể đưa vào các bài giảng bằng phim video khác nhau (được xây dựng bằng Director hoặc Flash). Nó như một công cụ cho phép bạn tạo ra chương trình dạy các môn học khác nhau dựa trên cơ sở các ứng dụng video được xây dựng. Chương trình sẽ hiển thị màn hình cho chương trình dạy môn học đó với menu chọn các bài học và file video tương ứng với nó. Do vậy chương trình sẽ được thiết kế như sau:
Giao diện của chương trình được thiết kế có tính tương tác cao, người sử dụng tương tác với chương trình thông qua các nút bấm.
Hình 10: Màn hình khởi tạo của chương trình
Khởi đầu từ trang màn hình khởi tạo của chương trình, học viên chỉ việc ấn nút Start để bắt đầu chương trình, đi sâu vào phần tiếp theo.
Nút giới thiệu về các môn học, giáo Nút giới thiệu về khoa Nút bắt đầu sử dụng chương Nút các thông tin về luận văn Nút tham khảo các luận văn, bài tập, thông tin về ch.trình
Trong phần này các học viên có thể học các môn học (Director for Multimedia, Microsoft Excel...). Trang này được bố trí nhạc nền để tạo cảm giác nhẹ nhàng, gây hứng thú cho người học. Ngoài ra các học viên có thể được giới thiệu về luận văn, khoa Công nghệ thông tin, các môn học được đào tạo, giáo trình được sử dụng và học viên có thể thao khảo các luận văn, bài tập tốt nghiệp của các sinh viên học tại khoa (khoá 2).
Cấu trúc các mudule được xây dựng kết hợp bằng Director 7.0 và Flash 3.0 thông qua việc sử dụng các kiên kết link với các trang khác tạo nên một sự đồng nhất liên kết giữa các phần của chương trình.
Cấu trúc chương trình học Director for Multimedia như đã nêu trong phần thiết kế tổng thể, chương trình là các đoạn phim tương tác, được xây dựng trên cấu trúc của giáo trình hỗ trợ các lý thuyết của giáo trình. Về cơ bản nó cũng giống như phim trình diễn ở chỗ bao gồm rất nhiều khung hình, song loại phim tương tác này cho phép thực hiện các rẽ nhánh nhẩy tới hoặc nhẩy lui giữa các khung hình không theo thứ tự tuyến tính mà dựa theo sự tương tác của người dùng (tuỳ theo sự lựa chọn của người sử dụng). Hiện nay những công cụ cho phép thiết kế phim tương tác không nhiều, chủ yếu là những ngôn ngữ lập trình chuyên dụng những ngôn ngữ lập trình đa dụng thường gặp khó khăn trong công việc này.
Hình 12: Khung hình thể hiện sự liên kết giữa các trang bài giảng
Qua hình trên chúng ta có một cái nhìn khái quát về cấu trúc của các trang chương trình: từ trang đầu tiên cho tới các trang cấp nhỏ hơn
tạo nên một sự phân lớp chương trình khiến cho người học không bị nhàm chán. Khi người học đối diện với một số học phần lớn yêu cầu thời gian tiếp nhận kiến thức (lý thuyết và thực hành) cao. Nếu chương trình xây dựng thành các phần (chương) lớn mà không chia nhỏ chương trình sẽ tạo tâm lý cho người học không tốt. Ngược lại một khi chương trình được chia thành nhiều phần nhỏ với các lượng kiến thức khác nhau sẽ làm cho người học có hứng thú hơn.
Hình 13: Khung hình thể hiện sự liên kết giữa các trang phim thực hành
Bên cạnh đó việc học các bài giảng lý thuyết dựa trên cấu trúc phân cấp, bài học còn hướng dẫn sinh viên thực hành một cách trực quan sinh động thông qua các đoạn phim tương tác người dùng. Hình trên chính là sự thể hiện rõ nhất mục đích, yêu cầu khi đưa Multimedia vào giảng dậy. Bằng các phim xây dựng bằng Director và Flash sinh viên sẽ nắm bắt được những ví dụ trực quan, sinh động đồng thời qua đó sinh viên có thể tự thực hành theo sự chỉ dẫn của chương trình giúp học viên nắm bắt được vấn đề một cách nhanh chóng. Khi một học viên muốn học tiếp, học viên đó có thể sử dụng nút Next để di chuyển nhanh đến vị trí lần trước đang xem. Chính điều đó là một sự khác biệt so với các chương trình dạy học khác sử dụng dạng phim trình diễn.
Ngoài ra thông qua chương trình mỗi học viên có thể tìm hiểu các thông tin về khoa Công nghệ thông tin, tham khảo chương trình đào tạo,
Hình 14: Trang chương trình giới thiệu về khoa CNTT
Các nút điều khiển cho phép xem các
các giáo trình, tài liệu môn học cũng như luận văn tốt nghiệp của các khoá tại khoa (khoá 2). Qua đó các học viên sẽ có thêm những hiểu biết của mình về khoa, môn mà mình sẽ học cũng như chương trình nguồn, cách viết luận văn qua qua tranh thông tin mà chương trình cung cấp.
Hình 15: Các trang chương trình giới thiệu các môn học đào tại tại khoa và giáo trình các môn học