Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 (Trang 27 - 29)

Một là, lạm phát xuất hiện trong nền kinh tế mà thành phần kinh tế nhà nước chiếm

tỉ trọng rất lớn: vốn cố định trong những năm 80 chiếm 85 - 87%, cán bộ kỹ sư - kỹ thuật chiếm 95%. Trong tay thành phần kinh tế nhà nước có nguồn tài nguyên to lớn, nhưng sử dụng kém hiệu quả. Đại bộ phận các doanh nghiệp nhà nước làm ăn

thua lỗ. Doanh nghiệp nhà nước nhận các khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước gấp 3 lần các khoản doanh nghiệp nhà nước nộp cho ngân sách nhà nước. Các khoản trợ cấp này cao hơn số bội chi ngân sách nhà nước. Đây là một trong những nguyên nhân sâu xa và cơ bản dẫn đến lạm phát.

Hai là, chính sách đổi tiền tăng giá là một trong những chính sách phá giá đồng

tiền. Từ đầu những năm 1980 đến nay, Nhà nước ta đã ba lần tổng điều chỉnh giá với mức quá lớn, không đồng bộ. Nhà nước Trung ương không điều hành nổi cơ chế giá ở tầm vĩ mô, buộc phải chấp nhận cơ chế giá trượt trong thu mua nông sản, thực phẩm và bù giá vào lương. Nhiều ngành, địa phương đã tự điều chỉnh giá để kiềm chế sự chênh lệch giá. Điều này đã gây ách tắc, rối loạn thị trường và tăng bội chi ngân sách.

Ba là, lạm phát xuất hiện trong nền kinh tế mà độc quyền Nhà nước và cơ chế tập

trung bao cấp, quan liêu mệnh lệnh thống trị, Nhà nước không chỉ nắm trong tay độc quyền lãnh đạo chính trị, quản lý và kiểm soát nền kinh tế nói chung (độc quyền này là cần thiết) mà còn độc quyền sản xuất, kinh doanh trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân. V.I.Lênin đã xác định, một trong những đặc trưng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc là tập trung sản xuất và tư bản đến trình độ phát triển cao dẫn đến độc quyền và nó có vai trò nhất định trong đời sống kinh tế. Độc quyền kinh tế; một mặt, thúc đẩy phát triển chủ nghĩa tư bản đương thời; mặt khác, nó kiềm hãm phát minh, sáng kiến, cạnh tranh. Sự phát triển của lực lượng sản xuất của nước ta trong những năm 70, 80 chưa đạt đến trình độ độc quyền kinh tế. Trong điều kiện đó, độc quyền nhà nước là độc quyền phi kinh tế vì nó không dựa trên cơ sở kinh tế.

Trong thời gian dài tồn tại cơ chế tập trung bao cấp, quan liêu mệnh lệnh đã khuyến khích cấp dưới chờ cấp trên phân phối vật tư, lao động và tiền vốn, thiếu tính toán hiệu quả kinh tế. Tình hình trên làm cho hoạt động của nền kinh tế kém hiệu quả, dẫn đến lạm phát.

Bốn là, cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư không hợp lý làm cho sản xuất chậm phát

triểm trong khi dân số tăng nhanh, gây mất cân đối trên nhiều mặt , sản xuất chậm phát triển thu nhập quốc dân trong nước chỉ đảm bảo 80-90%quỹ tiêu dùng xã hộị Trong tình hình ấy tài chính - tín dụng có tài giỏi đến mấy cũng không thể phân phối và phân phối lại vượt quá mức số của cải trong nước làm ra cộng với số vay nợ, viện trợ hạn chế của nước ngoài. Sự phân phối và phân phối lại thông qua tài chính - tín dụng tuy có những yếu kém nhất định nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát mà là hệ quả của cơ cấu đầu tư , cơ cấu kinh tế không hợp lý với sự duy trì bộ máy hành chính cồng kềnh và cơ cấu quản lý kinh tế kém năng lực.

Năm là, lạm phát xuất hiện ở một nước, mà nền kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào

nước ngoài. Thu về xuất khẩu không đủ trang trải cho chi phí nhập khẩu. Để bù đắp chi phí nhập khẩu phải vay nợ nước ngoài. Tỉ trọng vay nợ nước ngoài so với chi bằng ngoại tệ vào các năm 1981 - 1985 là 52%, năm 1986 là 65% và năm 1989 là 39%. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đều dựa vào vay nợ, viện trợ của nước ngoài, thiếu nó thì doanh nghiệp nhà nước không thể hoạt động bình thường. Sự viện trợ của nước ngoài giảm dần dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước tăng dần và tạo điều kiện cho lạm phát phi mã.

Sáu là, việc buông lỏng quản lý ngoại thương, ngoại hối cũng gây ra những tác hại

lớn cho ngân sách nhà nước và lưu thông tiền tệ. Trong hoạt động xuất nhập khẩu đã phát sinh hiện tượng tranh mua, địa phương này treo giá cao để thu hút hàng của địa phương khác.Việc đẩy giá mua của hàng nội địa ảnh hưởng đến giá cả trong nước. Trên thị trường có sự tranh bán, nhiều mặt hàng xuất khẩu của ta bị ép giá gây thiệt hạI đến lợi ích quốc gia.Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm chỉ chiếm 30% tổng kim ngạch nhập khẩu.Mỗi năm ngân sách nhà nước phảI bù lỗ xuất nhập khẩu. Những chính sách trên đã làm cho nguồn thu ngày càng cạn kiệt , ngân sách nhà nước ngày càng thiếu hụt, lạm phát ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 (Trang 27 - 29)

w