Phương hướng giải quyết

Một phần của tài liệu Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 (Trang 29 - 32)

* Tập trung đầu tư sức mạnh sản xuất trên cơ sở sắp xếp lại các ngành sản xuất và bố trí lại cơ cấu đầu tư, cơ cấu tiêu dùng. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển , tạo ra nhiều loại hàng hoá cho xã hội, cần áp dụng hàng loạt các chủ trương chính sách giải phóng sức lao động, khai thác mọi khả năng, tiềm năng, khuyến khích các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế phát triển sản xuất. Thực hiện 3 chương trình về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Trên cơ sở phát huy ưu thế trong nước, mạnh dạn mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước, sử dụng ưu thế về kỹ thuật của nền kinh tế hàng hoá thế giới để khắc phục tình trạng kém phát triển của nước ta.

*Phấn đấu giảm mức hụt ngân sách.

Bộ tài chính cần thông báo chính xác mức chênh lệch thu chi ngân sách. Tách các khoản vay của nhà nước ra khỏi ngân sách và chuyển thành các nguồn vốn đi vay , nếu ngân sách vay thì cũng phải trả lãi. Ngân sách có bốn nguồn thu: huy động trong nước, vay nước ngoài, vay dân, vay ngân hàng. Trước mắt vay nợ nước ngoài khó khăn do đó cần hướng vào các nguồn thu trong nước để tăng thu Chủ yếu là tăng thu thuế, thực hiện đánh thuế VAT, thuế vốn, thuế thu nhập … Kiểm kê tài sản, bất động sản, ấn định giá đất, giá nhà để bán và cho thuê, tăng nguồn thu nhập cho ngân sách.

*Giảm chi: Rà soát lại các nguồn chi, thực hiện một chính sách chi tiêu nghiêm ngặt. Có thể cắt giảm một tỉ lệ nhất định các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết của các cơ quan nhà nước, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi của các cơ quan này, đồng thời có các biện pháp dự phòng nhằm đối phó với những khoản chi tiêu ngân sách đột biến lớn có khả năng dẫn tới lạm phát.

*Chấm dứt hoàn toàn việc phát hành tiền để cứu vớt các xí nghiệp quốc doanh dưới bất kì hình thức nào.Thực hiện chính sách tiết kiệm gắn liền với chống tham ô lãng phí ngay từ các cơ quan nhà nước.

*Tăng cường chức năng quản lý vĩ mô của ngân hàng nhà nước. Sử dụng hiệu quả cá công cụ như : lãi suất, tỉ giá, kiểm soát chặt chẽ việc phát hành trái phiếu, công trái, nâng cao hiệu suất kinh tế của vốn tín dụng.

*Chủ động điều tiết giá cung, cầu và cải tiến chế độ tiền lương.

Một phần của tài liệu Lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w