I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh củaTổng công ty
3. Chức năng nhiệm vụ củaTổng công ty Rau quả Việt Nam
a. Mô hình hoạt động của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.
Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Kế toán tài chính Phó giám đốc I phụ trách kinh doanh Phòng kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng kinh doanh: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Công ty XNL 1, 2, 3 Phòng xúc tiến thương mại Phó giám đốc II phụ trách nội chính Hành chính Quản trị sản xuất Xây dựng cơ bản Sản xuất tại nhà máy nông Tổ chức Phó giám đốc III Kiêm giám đốc công ty XNK III TP. HCM
A. Hội đồng quản trị (5 người)
Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thực hiện chức năng quản lý, giám sát mọi hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Thành phần: - Chủ tịch
- Một thành viên kiêm Tổng giám đốc - Một thành viên kiêm trưởng ban kiểm sát
- Hai chuyên gia giỏi về lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty.
Hội đồng quản trị Công ty làm việc theo chế độ tập thể, họp thường kỳ hàng Quý, ngoài ra có thể có những cuộc họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Tổng công ty. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm.
B. Bộ máy điềuhành
Bộ máy điềuhành gồm có: - Tổng giám đốc - Giúp việc cho Tổng giám đốc
- Hai Phó Tổng giám đốc - Khối văn phòng Tổng công ty
B.1. Tổng Giám đốc
Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn về điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Quản lý toàn bộ con người, phương tiện, tài sản và điềuhành các hoạt động của Tổng công ty. Tham gia lập kế hoạch và triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đại diện cho Tổng công ty ký kết các hợp đồng. Có quyền huy động, điềuchỉnh, điềuđộng vốn và các tài sản của đơn vị thành viên.
Là người đại diện cao nhất cho quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân viên trong Tổng công ty. Có quyền quyết định và tuyển dụng lao động, xử lý kỷ luật, sa thải lao động trong Tổng công ty khi vi phạm kỷ luật.
B.2. Phó Tổng giám đốc (2 người)
Phó Tổng giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điềuhành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công của Tổng
Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng Giám đốc phân công thực hiện.
Phó Tổng giám đốc có trách nhiệm thường xuyên tham mưu, bàn bạc cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức, tài chính, sản xuất kinh doanh... tạo điều kiện cho Tổng Giám đốc nắm bắt, điều chỉnh kế hoạch và triển khai kế hoạch xuống các bộ phận.
B.3. Phòng Tổ chức cơ bản (4 người)
Có chức năng giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám đốc thực hiện công tác tổ chức nhân sự, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật... trong Tổng công ty. Phụ trách công tác đời sống của cán bộ Tổng công ty, quan hệ đối ngoại. Quản lý chế độ tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động và chế độ bảo hiểm xã hội theo chế độ, chính sách của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng cán bộ công nhân viên, hồ sơ lý lịch cáon bộ, công nhân viên... Bố trí sắp xếp các vị trí công tác phù hợp với trình độ năng lực của người lao động.
B.4. Phòng Kinh tế tài chính (12 người)
Có nhiệm vụ lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Theo dõi tài sản cố định và tình hình sử dụng tài sản cố định của Tổng công ty. Phối hợp với Phòng sản xuất kinh doanh điềuchỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực trạng.
Quản lý các nguồn vốn, hoạch toán thu chi tài chính, thực hiện tính giá thành sản phẩm. Tham mưu cho Tổng Giám đốc sử dụng các loại nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, làm công tác chi lương và các chế độ lao động khác cho cán bộ nhân viên trong Văn phòng Tổng công ty. Thanh quyết toán thu chi tài chính kịp thời, thực hiện chế độ báo cáo tài chính giúp cho Ban giám đốc điều hành có lãi.
B.5. Phòng quản lý sản xuất kinh doanh.
Là Phòng tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Tổng công ty. Đôn đốc giám sát việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn để trình lên Ban giám đốc. Làm nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu cho từng bộ phận sản xuất kinh doanh. Phối
hợp với các phòng ban, các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh để tổng hợp hoàn thiện kế hoạch trình cấp trên phê duyệt. Nghiên cứu môi trường kinh doanh để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, theo dõi thực hiện kế hoạch của các bộ phận sản xuất kinh doanh và lập báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
B.6. Phòng Văn phòng
Có chức năng giúp việc cho Tổng Giám đốc như quản lý tài sản và các thiết bị văn phòng của Văn phòng Tổng công ty. Làm công tác tạp vụ, văn thư, bảo vệ nhà xưởng, đất đai, vệ sinh công nghiệp, điềutiết cung ứng vật tư, xe cộ. Thực hiện công tác tổ chức, thi đua, hội họp, quan hệ đối ngoại...
B.7. Khối Phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh
Cùng với các Công ty xuất nhập khẩu, các Phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh chịu trách nhiệm kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn cho phép, xây dựng các phương án kinh doanh - xuất nhập khẩu trình cấp trên phê duyệt, thường xuyên theo dõi nắm bắt các thông tin kinh tế trong nước; nghiên cứu thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hiệu quả cao. Quan hệ tốt với khách hàng, đảm bảo uy tín cho Tổng công ty. Thự hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, đặc biệt chú trọng khâu thanh toán quốc tế.
Các phòng bình đẳng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, có nhiệm vụ phối hợp, hợp tác với nhau để giải quyết những việc có liên quan. Khi không thống nhất ý kiến thì kịp thời trình với lãnh đạo phụ trách công nghiệp đó để giải quyết, không được gây cản trở và chậm trễ công việc khi cần thiết. Đối với việc có liên quan đến nhiều phòng, Tổng Giám đốc chỉ định phòng chủ trì, các phòng khác có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Các phòng kinh doanh được phân định thị trường như sau:
- Phòng xuất nhập khẩu I: Châu á trừ Tây á, các nước Châu á thuộc Liên Xô (cũ), úc, cửa khẩu Lạng Sơn.
- Phòng xuất nhập khẩu II: Liên Xô (cũ), Đông Âu
- Phòng xuất nhập khẩu III: Châu Mỹ, Phi, Âu (trừ Đông Âu), Tây á - Phòng kinh doanh tổng hợp: Thị trường nội địa, cửa khẩu Móng Cái.
- Phòng kinh doanh dịch vụ tổng hợp: Tất cả các thị trường, cửa khẩu Lào Cai.
Việc phân định các thị trường chỉ mang tính tương đối, các Phòng khi có khách hàng ở thị trường khác thì có thể làm trực tiếp nhưng không được chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau.
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty