- Thách thức: Như đã phân tích ở trên, việc hội nhập kinh tế, thông thương cửa khẩu sẽ làm cho các sản phẩm ngoại thâm nhập thị trường nhiều hơn, bánh kẹo là
1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh mềm của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm bánh mềm qua các nămBảng 2.1: Khối lượng tiêu thụ bánh mềm qua các năm Bảng 2.1: Khối lượng tiêu thụ bánh mềm qua các năm
Năm 2005 2006 2007 06 so 05 (%) 07 so 06 (%) Khối lượng tiêu thụ (Tấn) 47.7 70 142 146,9 202,8
( Nguồn: Phòng KDTT)
Qua bảng số liệu ta thấy sản lượng tiêu thụ bánh mềm tăng rất nhanh, năm 2006 so với năm 2005 tăng 46,9%, năm 2007 so với năm 2006 tăng 102,8% điều này cho thấy triển vọng phát triển của bánh mềm Hải Châu trong tương lai, khách hàng dần dần đã chấp nhận sản phẩm. Do vậy công ty cần không ngừng nâng cao chất lượng và đổi mới sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
1.2. Tình hình tiêu thụ của sản phẩm bánh mềm Hải Châu
1.2.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng
Theo nguồn thông tin từ các cửa hàng bán bánh lẻ, nơi tiếp xúc với khách hàng thì đa số các cửa hàng đều có nhận xét khách hàng lựa chọn sản phẩm để biếu tặng, lượng mua không đều thường tăng trong dịp lễ tết, người đến mua thuộc nhiều loại thành phần khác nhau, chủ yếu là phụ nữ mua để tặng gia đình.
1.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực
Bánh mềm được đưa vào sản xuất và tiêu thụ trên thị trường nếu so với các sản phẩm khác: bánh quy, kẹo, lương khô, bột canh, kem xốp thì có thể là rất mới mẻ, vì vậy nên sản phẩm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong tổng sản phẩm, chỉ khoảng 1%. Do đó sẽ rất là khó khăn cho công ty để nâng cao tỉ lệ của sản phẩm này.
Giữa các khu vực thị trường mức tăng tiêu thụ cao nhất đạt gấp l0 lần năm 2006 nhưng điều này không giúp tăng lượng tiêu thụ của công ty vì khu vực xuất
khẩu chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ. Tuy nhiên đây cũng có thể là một thành công của công ty trong những năm kế tiếp ở khâu tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài.
Bảng 2.2. Sản lượng tiêu thụ tại các vùng thị trường
Khu vực 2006 2007 Sản lượng (Kg) % Sản lượng (Kg) % So sánh 07/06(%) Miền Bắc 104273 77.80 112029 69.56 107.44 Miền Trung 11463 8.55 15670 9.73 136.70 Miền Nam 8516 6.35 10856 6.74 127.48 Xuất khẩu 647 0.48 6848 4.25 1058.72 Trung tâm 9122 6.81 14400 8.94 157.86 Tổng 134021 100.00 161050 100.00 120.17 (Nguồn: Phòng KDTT)
Ta thấy rằng mặc dù khu vực thị trường được xem là chủ yếu của công ty là thị trường miền Bắc nhưng sản lượng tiêu thụ ở đây lại có mức tăng thấp, khu vực kinh doanh sản phẩm dịch vụ đạt mức tăng khá lớn, thị trường trung tâm là Hà Nội nơi mà từ trước tới nay bánh trứng của Thái Lan vẫn chiếm thị phần tối đa.
Cũng phải nói rằng bánh kẹo là loại sản phẩm có tính mùa vụ cao, trong những dịp lễ tết thường tiêu thụ tốt hơn. Nếu so sánh thời điểm trước và sau tết thì có thể thấy một điểm đặc biệt khác nhau giữa bánh mềm và các sản phẩm bánh kẹo khác đó là bánh mềm được tiêu thụ nhiều hơn vào thời điểm sau tết mà nguyên nhân điều tra tại một số cửa hàng bán bánh kẹo tại Hà Nội, là do vào thời điểm người dân sử dụng bánh như một loại quà biếu hoặc cũng có thể dùng tại gia đình. Để biếu thường dùng loại sản phẩm cao cấp với xuất xứ từ Thái Lan, Maláiia, Indonessia, một số nước Châu âu…Còn đối với sản phẩm tại nhà, khách hàng thường tiêu thụ các loại bánh bích quy thông thường. Có thể hiểu thêm về tình hình tiêu thụ của bánh mềm Hải Châu qua số liệu sau đây:
Bảng 2.3. Lượng xuất các loại bánh mềm từ tháng 11/2006 đến tháng 3/2007
Loại SP(Loại I) Lượng xuất Loại SP(Loại II) Lượng xuất
BM hộp 150 gr 1505248 BM Hq túi 216 gr 412413 BM hộp 200 gr 1505118 BM hộp 250 gr 362864 BM hộp 300 gr 1115973 BM HQ túi 120 gr 197260 BM Hg túi 144 gr 688003 BM Hq hộp 120 gr 188330 BM Hq túi 160 gr 552678 BM hộp 375 gr 95986 Tổng (Loại I) 5367017 Tulip 160 gr 13699 Tổng (Loại II) 1270541 Tổng 6637558 (TổngI)/Tổng(I+II)*100 80.85 (TổngII)/Tổng(I+II)*100 19.15% (Nguồn: Phòng KHVT)
Ta thấy rằng 5 loại sản phẩm có mức tiêu thụ lớn nhất đã chiếm hơn 80% tổng lượng tiêu thụ còn 6 loại còn lại chỉ chiếm hơn 19%, mặc dù không phù hợp với quy luật 80/20 của Pareto (80% lượng tiêu thụ sản phẩm do 20% loại sản phảm mang tới) vì số loại sản phẩm ở đây là: 5/11 loại nhưng công ty nên loại bỏ bớt một số loại sản phẩm không hiệu quả vì khi duy trì lượng sản phẩm ấy, công ty phải mất nhiều loại chi phí mà trước hết là chi phí bao bì.
Trong 5 loại sản phẩm chính thì thường là những sản phẩm có trọng lượng nhỏ, điều này phù hợp với khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm tới là người tiêu dùng thu nhập trung bình và cao cũng như cho thấy mức giá mà khách hàng của công ty sẵn sàng trả. Do đó, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng có thể công ty nên đưa ra những loại bánh mà khối lượng thấp hơn (ví dụ một gói chỉ khoảng 2-4 cái bánh để có thể dễ dàng mang đi khi đi chơi).
1.3. Tỷ trọng tiêu thụ so với các sản phẩm khác Bảng 2.4: tỷ trọng tiêu thụ bánh mềm Bảng 2.4: tỷ trọng tiêu thụ bánh mềm Năm DT (Tỷ đồng) 2005 2006 2007 DT bánh mềm 2,97 4,10 8,47 Tổng DT bánh kẹo 149 168 195 tỷ trọng DT bánh mềm / Tổng DT (%) 2,00 2,44 4,34
Từ bảng ta thấy doanh thu bánh mềm qua các năm tăng rất nhanh, đồng thời tỷ trọng doanh thu bánh mềm trên tổng doanh thu cũng tăng. Tỷ trọng DT bánh mềm/Tổng DT năm 2005 là 2%, năm 2006 là 2,44%, năm 2007 là 4,34%. Đây là thành công của doanh nghiệp trong việc tăng doanh thu bánh mềm. Tuy nhiên doanh thu bánh mềm còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu bánh kẹo, công ty cần có sự điều chỉnh trong cơ cấu sản xuất sản phẩm và có những chính sách hiệu quả hơn để tăng tỷ trọng doanh thu bánh mềm.
1.4. Tình hình tiêu thụ so với kế hoạch sản xuất qua các năm
Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ bánh mềm so với kế hoạch qua các năm
Năm 2006 2007
KH TH TH/KH (%) KH TH TH/KH (%)
Khối lượng (Tấn) 110 134 121,87 135 161 119,25
(Nguồn: Phòng KDTT)
Khối lượng tiêu thụ bánh mềm năm 2006 và 2007 đều vượt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2006 vượt 21,87so với kế hoạch, năm 2007 vượt 19,25so với kế hoạch, công ty nên duy trì việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đề ra, tuy nhiên nên dựa trên năng lực hiện có để đề ra kế hoạch cho hợp lý, tránh việc vì thành tích mà đặt ra kế hoạch thấp hơn khả năng thực hiện.