1. Tạo hành lang thông thoáng hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may bằng việc hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. phẩm dệt may bằng việc hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
- Cần đơn giản hoá các thủ tục nhập nguyên phụ liệu, nhập hàng mẫu, nhập bản vẽ để thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
- Đơn giản hoá thủ tục hoàn thuế nhập khẩu và xây dựng mức thuế chi tiết cho các nguyên liệu nhập khẩu.
- Áp dụng hình thức khai báo một lần cho một lượng hàng hoá lớn xuất khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định.
- Áp dụng tin học vào quản lý gia công và sản xuất hàng xuất khẩu, công tác giám sát. -Hải quan tại cửa biển, đăng ký tờ khai. Nên chăng Hải quan cấp chứng chỉ xanh cho các doanh nghiệp xưa nay làm ăn nghiêm chỉnh để giảm bớt phiền hà trong thủ tục?
- Hoàn chỉnh việc khẳng định pháp lý trách nhiệm tự kê khai, tự áp mã thuế và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
2. Thiết lập mối quan hệ kinh tế - chính trị bền vững với Mỹ tạo cơ sở thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ.
Như đã biết thì mối quan hệ chính trị và kinh tế là mối quan hệ biện chứng, do vậy để phát triển quan hệ thương mại song phương thì mối quan hệ về chính trị giữa hai nước cũng phải tốt đẹp. Thực tế trên thế giới cho thấy, những quốc gia nào không có mối quan hệ chính trị hữu hảo với Mỹ thì quan hệ thương mại sẽ rất khó được thiết lập hoặc nếu có thì cũng không được hưởng những ưu đãi do chính sách thương mại Mỹ mang lại. Nói như vậy không có nghĩa là nước ta phải đi theo đường lối chính trị hay trở thành đồng minh của Mỹ mà là mối quan hệ ngang hàng với vị thế là các quốc gia độc lập tuân thủ những quy ước của Liên hiệp quốc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ của nhau.
3. Đẩy nhanh lộ trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.
Việt Nam vẫn có nhiều ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu dệt may nhưng ưu thế này chỉ được tận dụng khi Việt Nam là thành viên WTO và được tham gia sân chơi chung. Đó là xu thế phát triển.Vì vậy đề nghị Chính phủ một mặt tập trung sức chỉ đạo đàm phán gia nhập WTO nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao tỷ trọng nội địa hoá sản phẩm, giúp các doanh nghiệp nâng cao được
khả năng cạnh tranh, sẵn sàng hội nhập quốc tế và khu vực.
Khi tham gia được vào hệ thống thương mại quốc tế rộng lớn, chúng ta có cơ hội tăng trưởng nhanh bằng việc phát huy “nội lực” về : lao động, tài nguyên thiên nhiên, cũng như lợi dụng được thành tựu khoa học công nghệ, vốn của các nước phát triển để nâng cao hiệu quả kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới.
Việc gia nhập WTO sẽ đẩy mạnh nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi của nền kinh tế trong nước và tạo dựng được một môi trường kinh doanh lành mạnh giúp cho các doanh nghiệp trong nước thích nghi nhanh hơn với môi trường cạnh tranh quốc tế, nhờ đó mà họ mới vươn lên mạnh mẽ để cạnh tranh có hiệu quả và phát triển.
KẾT LUẬN .
Với vị thế là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, ngành dệt may Việt Nam đang không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu, tích cực tham gia vào quá trình đào tạo và tích luỹ vốn cho quá trình CNH, HĐH của đất nước. Việc tìm bài toán đầu ra luôn là khó khăn chung
cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt May là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm dệt may thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam cũng đang trong quá trình tìm cho mình những hướng đi để tìm đầu ra cho sản phẩm mà đặc biệt là bằng việc tìm đến những thị trường mới và đẩy mạnh xuất khẩu. Trong 10 năm hình thành và phát triển Công ty đã tạo dựng được vị trí cho mình không những ở thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, đặc biệt thị trường EU, Nhật Bản là những thị trường rất lớn của Công ty. Hiệp định thương mại Việt- Mỹ và sắp tới đây khi Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra những cơ hội mới cho các đơn vị đặc biệt là đơn vị muốn làm ăn với đối tác Mỹ, ngành dệt may Việt Nam là một trong số đó. Tận dụng những cơ hội đó Công ty đã vạch cho mình hướng đi nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may của mình sang thị trường Mỹ- một thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế gới, một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn đối với Công ty. Tuy nhiên để có thể thành công ở thị trường Mỹ thì Công ty sẽ phải vượt qua rất nhiều những trở ngại, khó khăn như phải tuân thủ luật pháp và tập quán thương mại tại thị trường Mỹ, hơn thế nữa doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn trong khi khả năng và những điều kiện sản xuất kinh doanh của mình vẫn còn hạn chế.
Bài toán dù khó đến mấy cũng đều có lời giải, để Công ty có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng từ phía Công ty cần có sự trợ giúp của tổng Công ty Dệt May Việt Nam và sự định hướng hỗ trợ từ phía các cơ quan hữu quan của Nhà nước. Với sự quyết tâm đạt được mục tiêu và sự hỗ trợ đồng bộ của Nhà nước nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may, tôi tin tưởng rằng trong một tương lai không xa sản phẩm dệt may của Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu dệt may sẽ có chỗ đứng và đứng vững trên thị trường Mỹ.
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ.
3
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU . 3
1. Khái niệm và các hình thức xuất khẩu . 3
1.1. Khái niệm xuất khẩu. 3
1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu . 3
2. Các lý thuyết về xuất khẩu 4
2.1. lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam smith. 4
2.2. Học thuyết về lợi thế tương đối của David Ricardo . 4
2.3. Học thuyết về chi phí cơ hội của Haberler 5
2.4. Nguồn lực sản xuất và học thuyết Heckscher – Ohlin (H-O). 6