Về nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ .thực trạng và giải pháp của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may (Trang 31 - 32)

I. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CÔNG TY.

1. Về nguồn nhân lực.

Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Dệt May là một doanh nghiệp Nhà nước có truyền thống lâu năm đã từng hoạt động trong cả hai cơ chế kinh tế của nước ta nên đã góp phần hình thành một đội ngũ lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh. Thời gian gần đây Công ty đã từng bước trẻ hoá đội ngũ lao động và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty để đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu của tình hình kinh doanh mới có nhều biến động và phức tạp. Song trong thời gian tới để có thể nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh trong đó có sự thành công khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Mỹ thì đòi hỏi Công ty phải có rất nhiều biện pháp khác nhau nhưng đồng thời với các biện pháp đó Công ty phải chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong Công ty.

1.1. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý.

Công ty có thể gửi đi đào tạo đối với cán bộ chủ chốt để bổ sung và nâng cao trình độ lý luận cơ bản về các kiến thức như về kỹ thuật giao dịch, kỹ năng tổng hợp (dự đoán, lập kế hoạch, ra quyết định…). Những cán bộ này phải được đào tạo trên các lĩnh vực như quản trị kinh doanh, pháp luật kinh tế, tín dụng, tiền tệ, đặc biệt là đội ngũ này cần nâng cao về trình độ ngoại ngữ nhằm phục vụ tốt nhu cầu nghiên cứu tài liệu nước ngoài nhằm đưa mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới vào áp dụng nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý.

Ngoài ra trong quá trình tuyển mộ chọn lựa các cán bộ để trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty, Công ty phải xác định rõ các kỹ năng quản trị cần thiết để thực hiện có hiệu quả cao các công việc có chức năng quản trị.

1.2. Nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu. khẩu.

Cần phải trang bị hơn nữa kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ, tin học, phải thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, và đối tác mình đang đảm nhận. Để có thể làm được điều đó Công ty có thể có các hướng sau:

- Khuyến khích cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ, tin học ở các trung tâm có uy tín và đào tạo có chất lượng bằng cách cấp 100% học phí, có thưởng nếu họ đạt được

một trình độ về ngoại ngữ, tin học nhất định (tất nhiên là có qua cuộc sát hạch của Công ty).

- Chú trọng đến việc cho cán bộ xuất nhập khẩu ra nước ngoài theo các cán bộ quản lý hoặc theo các chương trình nghiên cứu thị trường của Công ty để họ có thể có thêm những hiểu biết, những thông tin về thị trường đó. đồng thời Công ty nên chú trọng hơn nữa đến việc cung cấp thông tin cho phòng xuất nhập khẩu bằng việc trang bị hệ thống máy tính nối mạng internet để mỗi cán bộ xuất nhập khẩu đều có thể giao dịch với đối tác và tìm kiếm được những thông tin cần thiết cho nghiệp vụ của mình từ đó họ có thể tự nâng cao khả năng của mình và làm việc chủ động và hiệu quả hơn.

- Trong việc tuyển dụng cán bộ xuất nhập khẩu, ngoài kỹ năng nghiệp vụ ra Công ty phải đặc biệt quan tâm đến khả năng ngoại ngữ của họ, đặc biệt những ngoại ngữ mà họ có thể sử dụng được và khả năng giao tiếp bởi vì đối với người cán bộ xuất nhập khẩu việc giao tiếp tốt và khả năng về ngoại ngữ là hết sức quan trọng, mặc khác còn đòi hỏi họ càng biết nhiều ngoại ngữ càng tốt để có thể quan hệ làm ăn với đối tác ở nhiều thị trường khác nhau.

1.3. Nâng cao tay nghề cho công nhân kỹ thuật.

Công ty có thể áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ đối với công nhân kỹ thuật qua các kỳ thi nâng bậc để đánh giá, phân loại công nhân có tay nghề giỏi, trung bình và yếu để từ đó có những phương thức đào tạo thích hợp. Công ty có thể tổ chức các lớp học tại Công ty cho những công nhân có trình độ tay nghề trung bình và yếu, các lớp này do những công nhân có tay nghề cao của Công ty giảng dạy hay thuê ngoài tuỳ theo điều kiện của Công ty và đặc điểm công việc yêu cầu. Nếu số lượng học viên quá ít thì có thể không cần mở lớp mà có thể tổ chức các buổi trao đổi nhỏ trong phạm vi phân xưởng để những người khá giúp đỡ những người yếu hơn.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ .thực trạng và giải pháp của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu dệt may (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w