DÙNG DẠY HỌC:

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội cả năm (Trang 25 - 46)

Các hình SGK/28;29.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:1. Khởi động (ổn định tổ chức). 1. Khởi động (ổn định tổ chức).

2. Kiểm tra bài cũ: Cơ quan thần kinh.

Nêu vai trò của não, tuỷ sống?

Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?

Nhận xét. 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* Hoạt động 1. Làm việc với SGK.

Mục tiêu: Phân tích được hoạt động phản xạ. Nêu được một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đợi sống.

Cách tiến hành:

- Bước 1. Yêu cầu học sinh quan sát. + Giáo viên nêu câu hỏi:

- Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?

- Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta tự rút lại khi chạm vào vật nóng? - Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt lại được gọi là gì?

- Bước 2.

+ Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ Giáo viên hỏi: Phản xạ là gì? Nêu một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống?

Kết luận: Trong cuộc sống, khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ. (SGV/47).

* Hoạt động 2: Chơi trò chơi thử phản xạ đầu gối và ai phản ứng nhanh.

Mục tiêu: Có khả năng thực hành một số phản xạ.

Cách tiến hành:

Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối.

- Bước 1. Giáo viên hướng dẫn tiến hành phản

SGK/28;29.

+ Làm việc theo nhóm.

+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1a; 1b và đọc mục “Bạn cần biết”/28 / SGK để trả lời câu hỏi.

+ Nhóm phát biểu.

+ Ghi biên bản, cử đại diện lên trình bày trước lớp.

+ Làm việc cả lớp.

+ Mỗi nhóm chỉ trình bày phần trả lời một câu hỏi.

+ Các nhóm khác bổ sung.

- Khi tay chạm vào cốc nước nóng lập tức rụt tay lại.

- Tuỷ sống đã điều khiển tay ta rụt lại khi chạm vào vật nóng.

- Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt ngay lại được gọi là phản xạ.

+ Học sinh phát biểu.

+ Một học sinh làm mẫu (SGV/48).

xạ đầu gối.

- Bước 2. Học sinh

- Bước 3. Giáo viên nhận xét – giảng Bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống, những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối.

Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh.

- Bước 1. Hướng dẫn các chơi (SGV/48). - Bước 2. Học sinh chơi.

- Bước 3. Kết thúc trò chơi.

Giáo viên khen những bạn có phản xạ nhanh.

theo nhóm.

+ Các nhóm thực hành thử phản xạ đầu gối trước lớp.

+ Học sinh chơi thử.

+ Học sinh chơi thật vài lần.

+ Các học sinh thua bị phạt hoặc múa hát một bài.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Giáo viên chốt nội dung: 2 học sinh đọc lại mục “Bạn cần biết” SGK/28. + Giáo viên liên hệ giáo dục.

+ Nhận xét tiết học.

+ CBB: Hoạt động thần kinh ( tiếp theo). RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tuần : 7 Tiết : 14 Ngày dạy :

Bài dạïy : HOẠT ĐỘNG THẦN KINH ( TIẾP THEO). I. MỤC TIÊU:

Học sinh biết vai trò của não trong việc điểu khiển mọi hoạt động có suy onghĩ của con người.

Nêu một vài ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp với mọi hoạt động của cơ thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:1. Khởi động (ổn định tổ chức). 1. Khởi động (ổn định tổ chức).

2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động thần kinh.

Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng?

Nêu ví dụ một số phản xạ thường gặp trong đời sống hằng ngày?

Nhận xét. 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* Hoạt động 1. Làm việc với SGK.

Mục tiêu: Phân tích được vai trò của não trong việc điều khiển mọi hoạt động có suy nghĩ của con người.

Cách tiến hành: ( câu hỏi: bảng phụ). - Bước 1. Làm việc theo nhóm.

+ Dực vào phân tích hoạt động phản xạ “rụt tay lại khi chạm vào cốc nước nóng” ở tiết học trước. Giáo viên nêu câuhỏi.

- Khi bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? Hoạt động nào do não hay tuỷ sống trực tiếp điều khiển?

- Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam vứt chiếc đinh đó vào đâu? Việc làm đó có tác dụng gì?

- Theo bạn, não hay tuỷ sống đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường?

- Bước 2. Làm việc cả lớp.

+ Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 câu hỏi. + Giáo viên kết luận: SGV/49.

Khi bất ngờ giẫm phải đinh Nam đã co ngay chân lại. Hoạt động này do tuỷ sống trực tiếp điều khiển.

Sau khi đã rút đinh ra khỏi dép, Nam đã vứt chiếc đinh đó vào thùng rác … Não đã điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định là không vứt đinh ra đường.

* Hoạt động 2:Thảo luận.

Mục tiêu: Nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.

Cách tiến hành:

- Bước 1. Làm việc cá nhân. - Bước 2. Làm việc theo cặp.

+ Hoạt động theo nhóm.

+ Các nhóm trưởng điểu khiển các bạn quan sát hình 1/ SGK/30.

+ co chân lại, rút đinh ra _ tuỷ sống trực tiếp điều khiển.

+ thùng rác giúp người đi đường không giẫm phải đinh giống Nam.

Não điều khiển hoạt động suy nghĩ và khiến Nam ra quyết định không vứt đinh ra đường. + Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

+ Các nhóm khác bổ sung.

+ Vài học sinh đọc lại mục “bạn cần biết” SGK/30.

+ Học sinh đọc ví dụ về hoạt động viết chính tả ở hình 2/SGK/31.

+ 2 học sinh quay mặt nhau lần lượt nói với nhau về kết quả làm việc.

- Bước 3: Làm việc cả lớp.

+ Để chứng tỏ vai trò của não trong việc điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. Giáo viên đặt câu hỏi thêm:

- Theo các em, bộ phận nào của cơ quan thần kinh giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học?

- Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì?

Kết luận: Não không chỉ điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể mà còn giúp chúng ta học và ghi nhớ.

Kết thúc bài học ( nếu còn thời gian).

+ Góp ý bổ sung cho nhau để cùng hoàn thiện những ví dụ mới của nhóm.

+ Một số học sinh xung phong trình bày trước lớp ví dụ cá nhân.

+ Học sinh phát biểu.

+ Học sinh chơi trò “ Thử trí nhớ” SGV/50. 4. Củng cố & dặn dò:

+ Giáo viên chốt nội dung: 2 học sinh nhắc lại mục “bạn cần biết” SGK/30. + Nhận xét tiết học. Dặn dò học sinh thực hành.

+ Ghi nhớ phần “bạn cần biết”. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tuần : 8 Tiết : 15 Ngày dạy :

Bài dạïy : VỆ SINH THẦN KINH I. MỤC TIÊU:

Học sinh có khả năng nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh. Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi và có hại đối vớicơ quan thần kinh. Kể tên một số thức ăn, đồ uống … nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.

Các hình SGK/32;33.

Phiếu học tập (vở BT).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:1. Khởi động (ổn định tổ chức). 1. Khởi động (ổn định tổ chức).

2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động thần kinh

Khi bị bất ngờ giẫm phải đinh, Nam đã có phản ứng như thế nào? (co ngay chân lại, rút đinh ra khỏi dép …).

Khi viết chính tả, những bộ phận nào của cơ thể phải làm việc? (tai phải nghe, mắt phải nhìn, tay phải viết …)

Nhận xét. 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* Hoạt động 1. Quan sát và thảo luận.

Mục tiêu: Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.

Cách tiến hành:

- Bước 1. Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu. + Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm thư ký ghi kết quả thảo luận.

- Bước 2.

+ làm việc theo nhóm.

+ nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình SGK/32.

+ Học sinh tự đặt câu hỏi cho từng hình, nêu lợi - hại.

Hình 1: “Một bạn đang ngủ” –có lợi vì khi ngủ, cơ quan thần kinh được nghỉ ngơi.

Hình 2: “Các bạn đang chơi trên bãi biển - có lợi vì cơ thể được nghỉ ngơi, thần kinh được thư giãn.

- co hại vì nếu phơi nắng quá lâu, dễ bị ốm. Hình 3: “Một bạn đang thức đến 11 giờ để đọc sách” – có hại vì thức quá khuya để đọc sách làm thần kinh mệt mỏi.

Hình 4: “Chơi trò chơi điện tử”.

- Có lợi vì nếu chơi trong chốc lát thì có tác dụng giải trí.

- Có hại vì nêu chơi quá lâu mắt sẽ bị mỏi, thần kinh căng thẳng.

Hình 5: “Xem biểu diễn văn nghệ” – có lợi vì giúp giải trí, thần kinh thư giãn.

Hình 6: “Bố mẹ chăm sóc bạn nhỏ trước khi đi học”- có lợi vì khi được bố mẹ quan tâm chăm sóc, trẻ emluôn cảm thấy mình được an toàn trong sự che chở … điều đó có lợi cho thần kinh.

Hình 7: “Một bạn nhỏ đang bị bố hoặc người lớn đánh” – không có lợi cho thần kinh.

+ Giáo viên chốt lại ý đúng. * Hoạt động 2: Đóng vai.

Mục tiêu: Phát hiện những trạng thái tâm lý có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh.

Cách tiến hành: - Bước 1. Tổ chức.

+ Giáo viên chuẩn bị 4 phiếu, mỗi phiếu ghi 1 trạng thái tâm lý.

Tức giận-vui vẻ-lo lắng-sợ hãi. - Bước 2.Thực hiện

- Bước 3. Trình diễn.

* Hoạt động 3:Giáo viên rút ra bài học gì? Mục tiêu: Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh.

Cách tiến hành:

- Bước 1.Làm việc theo cặp. - Bước 2. Làm việc cả lớp.

+ Đại diện nhóm trình bày. + Các nhóm khác góp ý, bổ sung.

+ Chia lớp thành 4 nhóm.

+ Mỗi học sinh tập diễn đạt một vẻ mặt của người có trạng thái tâm lý theo phiếu.

+ các nhóm thực hiện.

+ Cử đại diện nhóm trình diễn .

+ Các nhóm khác quan sát, đoán xem bạn mình đang thể hiện trạng thái tâm lý nào?

+ 2 học sinh cùng quan sát hình 9/SGK /33. + Học sinh trình bày trước lớp.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Giáo viên chốt nội dung bài học. Liên hệ giáo dục không dùng các loại thức ăn có hại cho sức khoẻ (ma tuý, rượu bia, thuốc lá …)

+ Nhận xét tiết học.

+ CBB: vệ sinh thần kinh (tiếp theo). RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Tuần : 8 Tiết : 16 Ngày dạy :

Bài dạïy : VỆ SINH THẦN KINH (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU:

Học sinh có khả năng nêu được vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể.

Lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi … một cách hợp lý.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:1. Khởi động (ổn định tổ chức). 1. Khởi động (ổn định tổ chức).

2. Kiểm tra bài cũ: Vệ sinh thần kinh.

Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh.

Kể tên những thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại cho cơ quan thần kinh. 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* Hoạt động 1. Thảo luận.

Mục tiêu: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.

Cách tiến hành:

- Bước 1. Giáo viên yêu cầu.

+ Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?

+ Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn sau đêm hôm đó?

+ Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt? + Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?

+ bạn đã làm việc gì trong cả ngày? - Bước 2.

+ Đại diện một số cặp. Kết luận :SGV/55.

* Hoạt động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.

Mục tiêu: lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập và vui chơi một cách hợp lý.

Cách tiến hành:

- Bước 1. Hoạt động cả lớp.

+ Thời gian biểu là một bảng trong đó có các mục: Thời gian, công việc ( hoạt động).

- Bước 2. Làm việc cá nhân. - Bước 3. Làm việc theo cặp. - Bước 4. Làm việc cả lớp. Giáo viên gọi và nêu câu hỏi.

+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? + Sinh hoạt và học tập theo thời gian biểu có lợi gì?

SGK/34;35.

Làm việc theo cặp.

+ 2 học sinh quay mặt lại với nhau để thảo luận theo gợi ý.

+ cơ quan thần kinh, bộ não được nghỉ ngơi. + không, cảm giác khoẻ khoắn (thoải mái) … + nằm ngủ thoáng mát, buông màn tránh muỗi đốt, ngủ say, đủ số giờ cần thiết.

+ đi ngủ lúc 9 giờ tối, thức dậy lúc 5(6) giờ sáng.

+ ngủ dậy đánh răng, ăn sáng, đi học, ăn cơm, nghỉ trưa, tự học, giúp việc.

Làm việc cả lớp.

+ Học sinh lên trình bày kết quả.

+ Vài học sinh nhắc lại “ bạn cần biết” SGK/34.

SGK/35.

+ Vài học sinh lên điền thử vào bảng thời gian biểu treo trên lớp.

+ Vở BTTN-XH/ 23

+ Học sinh trao đổi thời gian biểu với bạn của mình cùng góp ý bổ sung.

+ Vài học sinh lên giới thiệu thời gian biểu của mình trước cả lớp.

+ Học sinh phát biểu. + Lớp góp ý bổ sung.

Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh vừa giúp nân cao hiệu quả công việc, học tập.

Kết thúc bài học.

Giáo viên yêu cầu học sinh củng cố lại những gì đã học từ tiết trước đến tiết này về vệ sinh thần kinh.

+ Vài học sinh đọc mục “bạn cần biết” SGK/35.

4. Củng cố & dặn dò:

+ Liên hệ giáo dục. Học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh thần kinh. + Nhận xét tiết học.

+ Dặn dò : tiết 17;18 ôn tập – kiểm tra “ con người và sức khoẻ”. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

TỔ TRƯỞNG BAN GIÁM HIỆU

Tuần : 9 Tiết : 17-18 Ngày dạy :

Bài dạïy : ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá các kiến thức: cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.

Nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, bài tiết nước tiểu, tuần hoàn, thần kinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Các hình trong SGK/36.

Bộ phiếu rời ghi các câu hỏi ôn tập để học sinh rút thăm.

Vở BT TN-XH/24;25.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:1. Khởi động (ổn định tổ chức). 1. Khởi động (ổn định tổ chức).

2. Kiểm tra bài cũ:

Sắp xếp lại bàn ghế chuẩn bị cho trò chơi trong hoạt động 1. 3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

* Hoạt động 1. Chơi trò chơi ai nhanh ai đúng? Mục tiêu: Củng cố và hệ thống kiến thức cấu tạo ngoài và chức năng của cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Nên làm và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan trên.

Cách tiến hành: Chơi theo đội. - Bước 1.Tổ chức

+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và sắp xếp lại bàn ghế trong lớp cho phù hợp với hoạt động của trò chơi.

+ Cử 3-5 học sinh làm giám khảo, theo dõi ghi lại các câu trả lời của các đội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Giáo án môn Tự nhiên xã hội cả năm (Trang 25 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w