Các kỹ thuật tạo phi tuyến tính nối tầng

Một phần của tài liệu Kiến trúc máy thu trong các hệ thống thông tin di động (Trang 68 - 71)

V t =A ωt

4. Các kỹ thuật tạo phi tuyến tính nối tầng

Một kỹ thuật tuyến tín hóa hiệu quả cho máy thu là kỹ thuật tạo phi tuyến tính nối tầng. Các kỹ thuật này thực hiện làm méo trước (Predistortion) hoặc làm méo sau (Postdistortion) tín hiệu đầu vào để bù trừ méo phi tuyến của các phần từ máy thu. Hình 4. 11 tổng kết các kỹ thuật tạo phi tuyến tính nối tầng.

Hình 4. . Các kỹ thuật tạo phi tuyến nối tầng: a) làm méo trước, b) làm méo sau, c) làm méo sau/trước.

TỔNG KẾT

Tài liệu này đã xét các kiến trúc máy thu khác nhau. Các máy thu heterodyne có ưu điểm là dể ràng lọc bỏ kênh lân cận và cho phép khuếch đại tín hiệu với hệ số khuếch đại cao tại trung tần. Nhưng nhược điểm của nó là phải loại bỏ tần số ảnh và không thể thực hiện đơn chip (toàn khối). Các máy thu trung tần không (Zero-IF) hay homodyne hay biến đổi trực tiếp (DCR) hay homodyne mặc dù không có các ưu điểm của máy thu heterodyne nhưng cho phép thực hiện đơn chip và vì thế rất phù hợp cho các máy cầm tay.

Để xây dựng các máy thu SDR cần số hóa các phần tử vô tuyến và trung tần cũng như tuyến tính hóa đầu thu vô tuyến. Biến đổi tương tự vào số có thể được thực hiện bằng cách lấy mẫu trên tần (Oversampling) và lấy mẫu dưới tần (Undersampling). Lấy mẫu trên tần đòi hỏi tốc độ lấy mẫu phải cao hơn hai lần tần số cực đại của tín hiệu lẫy mẫu. Ưu điểm của phương pháp số hóa này là loại bỏ được nhiễu xuyên băng (Alaising), tuy nhiên đòi hỏi tần số lấy mẫu cao nên chỉ áp dụng cho lấy mẫu tín hiệu băng gốc và không áp dụng cho các tín hiệu băng thông như RF và IF có tần số cao. Lấy mẫu dưới tần hay lấy mẫu băng thông cho phép lấy mẫu tín hiệu thu tại tần số thấp hơn nhiều so với một nửa tần số cao nhất của tín hiệu được lấy mẫu. Lấy mẫu dưới tần phù hợp cho biến đổi trực tiếp RF hoặc IF vào băng số.

Các máy thu hiện nay đều được thiết kế để có thể thu đựơc nhiều băng tần khác nhau. Một máy thu đa băng lý tưởng phải cho phép sử dụng chung phần RF và IF mà không cần chuyển mạch băng. Tài liệu này đã xét các yêu cầu đối với một máy thu đa băng. Bộ ghép song công là một phần tử vô tuyến quan trọng hạn chế hiệu năng của máy thu đa băng. Tài liệu đã xét các gải pháp thiết kế bộ ghép song công cho các máy thu đa băng.

Một vấn đề quan trọng ảnh hưởng lên hiệu năng của các máy thu là méo phi tuyến dẫn đến các méo hài bậc ba và bậc hai (IMD2 và IMD3). Các méo hài này làm giảm tỷ số tín hiệu trên tạp âm cộng nhiễu (SINR) của máy thu và giảm dải động của máy thu đa băng. Tài liệu đã xét các phương pháp đánh giá IMD2, IIP2, IMD3 và IIP3.

Do hạn chế về thời gian và năng lực có hạn, việc nghiên cứu lại chủ yếu dựa trên lý thuyết nên chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được chính xác, đầy đủ và hoàn thiện hơn. Một lần nữa cho phép em được gửi lời cám ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Viễn Thông 1 – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông . Đặc biệt thầy giáo TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng đã nhiệt tình chỉ bảo, dạy dỗ, hướng dẫn em trong suốt quá trình tìm hiểu thực hiện đồ án tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Kiến trúc máy thu trong các hệ thống thông tin di động (Trang 68 - 71)