2 Chuyển mạch phát thu vô tuyến

Một phần của tài liệu Kiến trúc máy thu trong các hệ thống thông tin di động (Trang 45 - 48)

V t =A ωt

3. 2 Chuyển mạch phát thu vô tuyến

Mặc dù có thể sử dụng các rơle cáp đồng trục để chuyển mạch phát thu vô tuyến, tuy nhiên hàu như các hệ thống công suất thấp và trung bình hiện nay đều sử dụng diôt PIN hay transistor trường (FET).

Cấu hình cơ sở của một chuyển mạch là đấu đầu chung đến anten với hai contắc đấu chuyển đến máy phát và máy thu (hình 3. 8).

Tồn tại bốn tiêu chuẩn hiệu năng chính đối với một chuyển mạch SPDT (Singgle Pole Double Throw: một đầu chung với hai contắc dầu chuyển)

1. Cách ly. Phụ thuộc vào tần số, cách ly phát thu có thể từ 20 đến 60dB

2. Tuyến tính. Điều nàyđặc biệt quan trọng đối với đường phát, vì các máy phát hiện đại thường đòi hỏi độ tuyến tính cao.

3. Khả năng xử lý công suất. Phụ thuộc vào điện áp đánh xuyên của điôt PIN hay khả năng tiêu tán công suất của nó. Chẳng hạn một điôt với trở kháng 1 Ôm làm việc trong hệ thống 50 Ôm. Nếu tiêu tán công suất 2W thì khả năng xử lý công suất cực đại là 100W.

4. Tổn hao. Tổn hao không chỉ gây khó đối với xử lý công suất và tiêu tán công suất mà còn ảnh hưởng đến tỷ số tín hiệu trên tạp âm tại tuyến thu.

Hình 3. Sử dụng chuyển mạch điốt PIN SPDT để đấu chuyển phát thu.

Hình 3. 9 cho thấy cấu hình đơn giản sử dụng điôt PIN cho chuyển mạch phát thu. Trên hình này L1 là cuộn chặn RF, C1-C3 là các tụ điện ngăn dòng một chiều và D1, D2 là các điôt PIN. Đường một phần tư bước sóng 50 Ôm được cấu trúc từ cáp đồng trục hoặc đường băng micro.

Hình 3. Chuyển mạch phát thu đơn giản sử dụng Điốt PIN với điện trở Shunt nối tiếp

Hình 3. 10 cho thấy chuyển mạch phát thu SPDT cách ly phát thu cao.

Hình 3. Chuyển mạch phát thu SPDT cách ly cao.

Sơ đồ trên hình 3. 10 có nhược điểm là phái sử dụng hai mạch định thiên nhưng lại loại bỏ được điện trở shunt 50 Ôm sử dụng cáp một phần tư bước sóng.

Một phần của tài liệu Kiến trúc máy thu trong các hệ thống thông tin di động (Trang 45 - 48)