CHƯƠNG 4 Những hạn chế trong đo lường và điều khiển máy nén khí UK135/8T và phương hướng nâng cấp hệ

Một phần của tài liệu Nâng cấp hệ thống đo lường và điều khiển máy nén khí UK135 8T nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Trang 29 - 33)

khiển máy nén khí UK135/8T và phương hướng nâng cấp hệ thống.

4.1. Những hạn chế

Về mặt điều khiển toàn bộ hệ thống hoạt động là các thiết bị rất cũ của nga, vận hành đều bằng tay, tác động trực tiếp lên thiết bịđiều khiển, độ

chính xác điều chỉnh không cao vì tất cả các thao tác đều là do trực quan quan sát sau đó điều khiển, độ linh hoạt hệ thống chưa cao, chủ yếu dựa vào chủ quan của người vận hành máy.

Do điều chỉnh thủ công nên hiệu suất làm việc của máy chưa cao, đảm bảo máy hoạt động cần có công nhân kỹ sư nhiều kinh nghiệm nên rất khó, vì điều chỉnh thủ công bằng các tiếp điểm cơ khí rất cồng kềnh.

Về hệ thống đo chưa được số hoá, các đầu ra của thiết bịđo là các tín hiệu chưa được chuẩn hoá đểđưa đi điều khiển chỉ dừng lại ở mức độđo để

kiểm tra các thông số và sau đó điều khiển hoàn toàn bằng cơ khí, chưa tự động hoá được quá trình đo và điều khiển hệ thống.

4.2. Ý tưởng nâng cấp hệ thống và các phuơng án nâng cấp 4.2.1 Các phương án nâng cấp hệ thống 4.2.1 Các phương án nâng cấp hệ thống

Dựa vào yêu cầu điều khiển của bài toán và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, dựa vào số đầu vào điều khiển và số đầu ra điều khiển em xin đưa ra các phương án có thể thực hiện nhiệm vụđặt ra như sau:

1.Phương án 1:

Sử dụng LOGO230RLC để viết chương trình và điều khiển máy nén khí

đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống, sử dụng một Screen để theo dõi hoạt động hệ thống bằng chương trình riêng.

+)Ưu điểm của phương án : -Giá thành nâng cấp rẻ.

-Ngôn ngữ lập trình khá đơn giản. +)Nhược điểm của phương án:

-Độ tin cậy hoạt động không cao, không linh hoạt trong việc viết chương trình điều khiển.

-Hoạt động của hệ thống chưa được tối ưu hoá.

-Không thể tiến hành điều khiển trực tiếp trên một màn hình máy tính vì không có phần mềm tích hợp các chương trình điều khiển giám sát hệ thống.

2.Phương án 2:

Sử dụng PLCS7-200 để viết chương trình và điều khiển hệ thống theo đúng yêu cầu đặt ra vì số đầu vào và đầu ra của hệ thống không quá lớn và chương trình điều khiển cũng không quá phức tạp.

+)Ưu điểm của phương án:

-Giá thành nâng cấp khá rẻ.

-Chương trình điều khiển linh hoạt khắc phục được các lỗi điều khiển và các sự cố được khắc phục và cảnh báo hoàn toàn.

-Có phần mềm theo dõi và giám sát hoạt động hệ thống trực tiếp được trên một máy tính trung tâm.

+)Nhược điểm của hệ thống:

-Chỉứng dụng được trong các hệ thống điều khiển nhỏ không đáp ứng

được cho các hệ thống lớn. 3.Phương án 3:

Sử dụng PLCS7-300 để viết chương trình điều khiển cho máy nén, toàn bộ

quá trình giám sát và điều khiển có thể được tiến hành trên máy tính trung tâm bằng phần mềm công nghiệp tích hợp cho hệ thống PCS7.

+)Ưu điểm của phương án:

-Thoả mãn hoàn toàn yêu cầu của bài toán. -Linh hoạt trong điều khiển.

-Có thể ứng dụng cho một hệ thống lớn cho nhiều máy nén.

-PLCS7-300 được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong các nhà máy hiện nay nên việc học tập và sử dụng nó cho người điều khiển dễ dàng.

+)Nhược điểm hệ thống:

-Giá thành đắt hơn các phương án trên.

4.2.2 Lựa chọn phương án nâng cấp

Dựa vào các phân tích và yêu cầu đặt ra em chọn phương án 3 để nâng cấp hệ thống bởi các lý do sau:

-Bài toán được giải quyết một cách tối ưu.

-Tiện lợi trong sử dụng vì các lệnh lập trình không phức tạp, hệ thống

đơn giản.

-Sử dụng cho một máy nén khí thì giá thành nâng cấp đắt nhưng cho nhiều máy nén thì giá thành lại rẻ.

-Để giúp cho việc nghiên cứu và sử dụng nó trong điều khiển bởi nó rất phổ biến hiện nay.

-Và mục đích chính là cho việc học tập và tìm hiểu nó trong đề tài tốt nghiệp của em.

4.3. Tổng hợp lại yêu cầu bài toán và các công việc nâng cấp

Số đầu vào điều khiển là 22 đầu vào, số đầu ra điều khiển là 31 đầu ra, các công việc cần làm:

Thứ nhất: sử dụng hệ lại thống cảm biến cũ nhưng chuẩn hoá các đầu ra cho phù hợp đầu vào PLC, giữ lại mạch điều khiển rơ le, thay bộ chỉnh

Thứ hai: thay thế các tiếp điểm cơ khí bằng các tiếp điểm mềm, bằng cách sử dụng PLCS7-300, tự động hoá quá trình vận hành và điều khiển bằng các chương trình phần mềm được viết sẵn.

Thứ ba: ngoài chương trình điều khiển viết cho PLC cần phải có một chương trình giúp ta theo dõi hoạt động của máy đồng thời có thể điều khiển máy tại một trung tâm điều khiển xa hiện trường ,bao quát toàn bộ hoạt động của máy tại một máy tính trung tâm.

Một phần của tài liệu Nâng cấp hệ thống đo lường và điều khiển máy nén khí UK135 8T nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)