Các thanh ghi trong PLCS7-

Một phần của tài liệu Nâng cấp hệ thống đo lường và điều khiển máy nén khí UK135 8T nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 2 Giới thiệu tổng quan về họ PLCS7-300 cùng với ngôn ngữ lập trình của nó

2.2.7.Các thanh ghi trong PLCS7-

+) Thanh ghi trạng thái:

Trong PLCS7-300 có 1 thanh ghi trạng thái là Status word khi thực hiện lệnh CPU sẽ ghi nhận lại trạng thái của phép tính trung gian cũng như

của kết quả vào thanh ghi này. Thanh ghi có độ dài 16 bits nhưng chỉ sử

dụng 9 bits. Nó có cấu trúc như sau:

• FC (First check) bit kiểm tra.

• RLO (Result of logic operation) bit lưu kết quả phép tính logic.

• STA (Status bit) bit trạng thái.

• OR bit ghi giá trị phép “và” trước khi thực hiện phép “hoặc”.

• OS (Stored overflow bit) ghi lại giá trị bit tràn ra ngoài mảng nhớ.

• OV (Overflow bit) bit báo tràn kết quả.

• CC0 và CC1 (Condition code) hai bit báo trạng thái kết quả của phép tính với số nguyên, số thực, phép dịch chuyển hoặc phép tính logic trong ACCU.

• BR (Binary result bit) bit trạng thái cho phép liên kết hai loại ngôn ngữ lập trình STL và LAD.

Ngoài ra còn có các thanh ghi khác:

• Accumulator gồm hai thanh ghi ACCU1 và ACCU2 giúp việc thực hiện các phép tính số học…

• Address register gồm hai thanh ghi AR1 và AR2: thanh ghi định địa chỉ.

• Data block register gồm 2 thanh ghi DB và DI.

Trong đề tài này em xin phép không trình bày về tập lệnh trong S7- 300, vì tất cả các lệnh trong họ PLC gần giống nhau, và có rất nhiều trong các tài liệu. Chương trình điều khiển máy nén khí em sẽ viết theo kiểu LAD.

Như vậy việc chọn PLCS7-300 cho việc tự động hoá điều khiển máy nén khí phù hợp với yêu cầu của đề tài, và vì lý do PLCS7-300 rất phổ biến trong các nhà máy hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cấp hệ thống đo lường và điều khiển máy nén khí UK135 8T nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Trang 47 - 49)