Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội (Trang 32 - 37)

Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư, hàng hoá, sản phẩm mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, xác định lượng tồn kho thực tế, chưa xuất dùng cho sản phẩm kinh doanh và các mục đích khác. Phương pháp này chỉ thích hợp với các đơn vị điều kiện những chủng loại hàng hoá vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng xuất bán.

2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Do đặc điểm của phương pháp

kiểm kê định kỳ nên chi phí vật liệu xuất dùng rất khó phân định được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán cần theo dõi chi tiết chi phí vật liệu phát sinh liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm…)

Để phản ánh chi phí vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất kế toán sử dụng TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Chi phí nguyên vật liệu được phản ánh trên TK 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Nội dung phản ánh của TK 621 như sau:

Bên nợ: Giá trị vật liệu đã xuất dùng trực tiếp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Bên có: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu vào giá thành sản phẩm. TK 621 cuối kỳ không có số dư và được mở theo từng đối tượng hạch toán chi phí.

Bên cạnh đó kế toán sử dụng TK 611 "Mua hàng" để theo dõi và xác định chi phí vật liệu, dụng cụ thu mua và xuất dùng.

Bên nợ: Phản ánh giá thực tế nguyên vật liệu, dụng cụ, công cụ..tồn đầu kỳ, mua vào trong kỳ.

Bên có: Phản ánh giá thực tế vật liệu, dụng cụ, hàng hoá xuất dùng, xuất bán… trong kỳ và tồn cuối kỳ.

TK 611: Cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 2 tiểu khoản. 6111: Mua nguyên liệu, vật liệu.

6112: Mua hàng hoá.

Đối với các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (151,152,153…) kế toán sử dụng ở đầu kỳ (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị tồn kho thực tế cuối kỳ). Cụ thể các tài khoản hàng tồn kho có kết cấu chung như sau:

Bên nợ: Giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ.

Bên có: Kết chuyển giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ.

Dư nợ: Giá thực tế hàng tồn kho.

Phương pháp hạch toán cụ thể như sau: - Đầu kỳ, kết chuyển giá trị hàng tồn kho.

Nợ TK 611 (6111): Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ Có TK 152: Nguyên vật liệu tồn kho.

Có TK 151: Hàng đi đường (vật liệu đi đường)

- Trong kỳ, căn cứ vào các hoá đơn mua hàng và các chứng từ khác phản ánh vật liệu tăng trong kỳ.

Nợ TK 611 (6111): Giá trị hàng hoá mua vào Nợ TK 133

Có TK 111,112,331,411,311…

- Giá trị hàng mua không bảo đảm trả lại cho người bán hoặc người bán giảm giá và số chiết khấu hàng mua được hưởng (nếu có)

Nợ TK 331,111,112.

Có TK 133.

Cuối kỳ căn cứ vào biên bản kiểm kê vật liệu tồn kho và biên bản xử lý số mất mát, thiếu hụt.

+ Phản ánh số thiếu hụt, mất mát.

Nợ TK 138, 334: Số cá nhân phải bồi thường. Nợ TK 1381: Số thiếu hụt chờ xử lý.

Nợ TK 642: Số thiếu hụt trong định mức. Có TK 611 (6111): Hàng tồn kho cuối kỳ. - Phản ánh số vật liệu còn lại chưa sử dụng.

Nợ TK 151: Giá trị vật liệu đã mua đang đi đường. Nợ TK 133:

Nợ TK 152: Giá trị vật liệu tồn kho chưa sử dụng Có TK 611 (6111): Giá trị vật liệu chưa sử dụng

+ Giá trị nguyên vật liệu tính vào chi phí sản xuất được xác định bằng cách lấy tổng số phát sinh bên Nợ TK 611 trừ đi số phát sinh có (bao gồm số tồn cuối kỳ, số mất mát, số trả lại, chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua…) rồi phân bổ cho các đối tượng sử dụng

Nợ TK 621, 627, 641, 642.

Có TK 611 (6111): Giá trị NVL xuất dùng

+ Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu vào giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

Nợ TK 631 (Chi tiết theo từng đối tượng) Có TK 621 (Chi tiết theo từng đối tượng)

Việc hạch toán công cụ dụng cụ nhỏ cũng được tiến hành tương tự như đối với vật liệu. Trường hợp công cụ, dụng cụ xuất dùng trong kỳ nếu xét thấy giá trị lớn, cần trừ dần vào chi phí nhiều kỳ (Qua kiểm kê lượng đã xuất dùng, đang sử dụng) ghi:

Có TK 611 (6111)

Căn cứ vào số lần phân bổ, xác định mức chi phí công cụ trừ dần vào từng kỳ: Nợ TK 627, 641, 642.

Có TK 1421.

2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Về chi phí nhân công trực tiếp, cách tập hợp chi phí trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng bằng bút toán..

Nợ TK 631

Có TK 622: Tổng CP NC trực tiếp

2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung

Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631, chi tiết theo từng sản phẩm, lao vụ để tính giá thành.

Nợ TK 631 Có TK 627

2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang

Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất là tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 "Giá thành sản phẩm" TK này được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và theo loại, nhóm sản phẩm chi tiết sản phẩm, lao vụ, dịch vụ… của cả bộ phận SXKDC, SXKDP, chi phí thuê ngoài gia công, chế biến…

Nội dung phản ánh của TK 631.

Bên Nợ: Phản ánh giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm

Bên Có: - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.

TK 631 cuối kỳ không có số dư. * Cách thức hạch toán cụ thể như sau:

- Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang vào giá thành từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ghi:

Nợ TK 631 Có TK 154

- Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào giá thành từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…

Nợ TK 631: Tổng chi phí sản xuất

Có TK 621: Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp Có TK 622: Kế chuyển chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 627: Kết chuyển (hoặc phân bổ) chi phí sản xuất chung - Cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.

Nợ TK 154 Có TK 631

- Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Nợ TK 632

Có TK 631

Sơ đồ 2:Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm

TK 621 TK 631 154 Chi phớ NVL trực tiếp TK 622 Chi phớ NC trực tiếp TK 622 Chi phớ SX chung

Giỏ trị SP dở dang cuối kỳ

632

Về việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cũng được tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên.

Phần II.

CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DỤNG CỤ CƠ KHÍ XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần dụng cụ Cơ khí Xuất khẩu Hà Nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w