RoF với các mạng thông tin tế bào HiperLAN2

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU VÔ TUYẾN QUA SỢI QUANG (ROF) VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 60 - 61)

Hiện nay, các tiêu chuẩn cho truyền thông đa phương tiện không dây băng rộng được phát triển trong băng tần 5 GHz ở Châu Âu cũng như ở Mỹ, Nhật bản. HiperLAN2 là một tiêu chuẩn cấp bách mà đang được triển khai ở dự án ETSI/BRAN, nó là một trong những mạng truy nhập băng rộng không dây cung cấp các dịch vụ truyền thông tốc độ cao với tốc độ bit ít nhất là 20 Mbps giữa những thiết bị đầu cuối di động và những mạng cơ sở băng rộng khác nhau.

Hình 3.14. Một hệ thống HiperLAN2 tiêu biểu gồm có một số điểm truy nhập được nối tới một mạng xương sống, chẳng hạn một LAN Ethernet. Một điểm truy nhập có thể sử dụng một anten Omni, anten đa búp, hay một số phần tử anten phân tán. Các mạng truy nhập không dây như vậy sẽ có khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ mà những người sử dụng hy vọng từ một mạng IP hay ATM có dây.

` AP Internet Anten da búp Hình 3.14: Tổng quan hệ thống hiperLAN2

Ứng dụng công nghệ RoF vào HiperLAN2 có nghĩa anten của điểm truy nhập HiperLAN2 có thể phân tán các tác dụng làm tăng số vùng phủ sóng do vậy tăng dung lượng hệ thống và cải tiến chất lượng từ một điểm truy nhập đơn. Hệ thống với mối liên kết quang sẽ có ít vùng phủ sóng hơn trên một anten nhưng vùng phủ trên một điểm truy nhập sẽ rộng hơn, như trong Hình 3.15.

Với hệ thống dùng sợi quang hay RoF, khi đầu cuối di động di chuyển ở ra ngoài điểm phục vụ truy nhập về phía ô tế bào lân cận, nó sẽ thiết lập một tuyến liên kết song hướng thứ hai, đồng thời tại khe thời gian khác tuyến liên kết cũ được giải phóng từ điểm phục vụ truy nhập thực hiện trước đó

Hình 3.15: Mô hình hệ thống HiperLAN2: (a) Hệ thống không dùng sợi quang và (b) Hệ thống sử dụng sợi quang.

Mỗi khi mối liên kết song hướng mới thiết lập được, đầu cuối di động có thể giao tiếp và nhận dữ liệu từ cả hai điểm truy nhập bởi việc cấp phát khe thời gian của mỗi điểm. Hiện tượng thu nhận dữ liệu từ hai điểm truy nhập lân cận được gọi là phân tập xa (macrodiversity). Lợi thế từ hiện tượng phân tập xa là có thể tăng tỉ số S/N tại điểm truy nhập đơn và do đó làm tăng dung lượng, trái lại với cấu trúc của hệ thống HiperLAN2 không có sợi quang khi đầu cuối di động giao tiếp với hai điểm truy nhập, các tín hiệu không thể kết hợp được với nhau do các bộ thu của các điểm truy nhập tách rời nhau.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU VÔ TUYẾN QUA SỢI QUANG (ROF) VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 60 - 61)