Mạng RoF với các hệ thống Microcellular

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU VÔ TUYẾN QUA SỢI QUANG (ROF) VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 52 - 55)

Gần đây, các hệ thống microcellular quang sợi đã thu hút được nhiều sự chú ý quan tâm, trong đó các microcell nằm trong một khu vực rộng lớn và được kết nối với nhau bằng các sợi quang, tín hiệu vô tuyến được truyền trên các tuyến truyền dẫn quang sợi giữa các BS và CS.

Hình 3.6: Kết nối mạng an ten đầu xa đối với các hệ thống microcellular RoF. Sử dụng anten đầu xa cho phép việc thay đổi tần số hệ thống hay khuôn dạng điều chế thực hiện tại vị trí một trạm trung tâm mà không cần phải thay đổi bất kỳ thiết bị cổng vô tuyến nào. Anten đầu xa cũng cần phải đơn giản hóa đáp ứng những đặc

tính hệ thống như chuyển giao nhanh, gán kênh động, và tính đa dạng kết hợp. Những hệ thống microcell có thể giải quyết vấn đề hạn chế tần số bởi một số trạm cơ sở có thể đã được lắp đặt và các tần số vô tuyến có thể tái sử dụng một cách hiệu quả trong nhiều khu vực vô tuyến. Nó loại bỏ được các bộ ghép tần hay các bộ khuếch đại công suất cao tại các trạm cơ sở do có nhiều mức năng lượng thấp hơn, vùng phủ sóng giới hạn do chiều cao anten nên làm giảm mạnh nhiễu đồng kênh từ các ô khác (Hình 3.9). Một mạng microcellular có thể được hoàn thiện bằng việc sử dụng một mạng anten phân tán được cung cấp bởi mạng sợi quang như minh họa trong hình sau:

Hình 3.7: Mạng microcellular trong các hệ thống thông tin di động

Trong kiến trúc này, Macrocell truyền thống được chia ra thành các Microcell. Tại BS, Đầu ra của một Laser Nd:YAG được chia ra từng phần bởi một bộ ghép sợi quang hình sao 1xN1NR và được điều chế ngoài bởi một nhóm tín hiệu RF SCM N1NRM qua một bộ điều chế MZM. Mỗi nhóm bao gồm M sóng mang. Thực tế N1 nhóm sóng mang RF được sử dụng lại NR lần trong toàn bộ Macrocell, bởi vậy tổng số kênh cung cấp bởi laser đơn này là N1NRM.

Hình 3.8: Sơ đồ khối của tuyến Quang - Vô tuyến

Tại các cổng vô tuyến (RP) như biểu diễn trong Hình 3.8, tín hiệu tuyến xuống được tách bởi một Photo điốt qua bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA) sau đó được khuếch đại tiếp bởi một bộ khuếch đại công suất trước khi được phát qua anten. Một bộ ghép sợi quang với hệ số ghép : CD/CU trong đó CD + CU = 1 được đặt ở đầu vào của RP để dành riêng phần công suất quang cho truyền dẫn tuyến lên. Công suất quang đã dành riêng được điều chế lại bởi các tín hiệu thu được từ anten sau khi qua một bộ điều chế AM và được tách ra tại BS bằng một bộ tách quang PIN riêng cho mỗi một tuyến lên. Cấu trúc phân phối này sử dụng 2 laser hồi tiếp phân tán DFB tại cả các BS và các RP nên nó thích hợp đối với hệ thống phân tán có hệ số phân đầu ra cao, Giảm mức tiêu thụ nguồn và độ phức tạp của RP do sử dụng các bộ điều chế ngoài và Đặc tính hoàn hảo của điều chế AM và kết hợp với méo do điều chế giao thoa thấp sẽ làm tăng dải động hệ thống .

Trong các microcell trong hình 3.9 dưới đây các Microcell 1A, 1B (và) 1C sử dụng cùng tần số như trong hệ thống di động hiện thời bởi thế nên không có tác động gì lớn đến việc qui hoạch tần số ngoại trừ việc có thể phải quan tâm xem xét đến nhiễu đồng kênh vì các mức công suất khác nhau trong hệ thống microcellular.

Hình 3.9: Sơ đồ mô tả hệ thống phân tán RoF với tái sử dụng tần số

Mặc dù bộ điều chế ngoài nhạy cảm đối với trạng thái phân cực của chùm tia quang học đầu vào nhưng nếu sử dụng một bộ điều khiển phân cực được đặt trước các bộ ghép sợi quang đủ để duy trì chùm tia đầu vào của các bộ điều chế AM tại BS ta sẽ có trạng thái phân cực mong muốn..

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ TRUYỀN DẪN TÍN HIỆU VÔ TUYẾN QUA SỢI QUANG (ROF) VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 52 - 55)