CHƯƠNG 3: SƠ LƯỢC VỀ CÁC MÔ HÌNH CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN MẠNG.

Một phần của tài liệu Xây dựng Website bán giầy dép qua mạng (Trang 32 - 37)

DỮ LIỆU TRÊN MẠNG.

I.3.1 Một số khái niệm cơ bản

I.3.1.1 Công nghệ Client/Server.

Công nghệ Client/Server thực hiện việc phân tán xử lý giữa các máy tính.Về bản chất, một công nghệ được chia ra và sử lý bởi nhiều máy tính. Các máy tính được xem như là server thường được dùng để lưu trữ tài nguyên để nhiều nơi truy xuất vào. Các Server sẽ thụ động chờ để giải quyết các yêu cầu từ các Client truy xuất đến chúng.Một client đưa ra yêu cầu về thông tin hoặc tài nguyên cho server. Server sẽ lấy thông tin và gửi đến cho client và client hiển thị thông tin đó cho người dùng.Chỉ có máy tính nào thực hiện tác vụ Client/Server mới được gọi là máy client hay server và chương trình chạy trên máy này được gọi là chương trình client hay server.

I.3.1.2 Internet .

Internet là một mạng máy tính có phạm vi toàn cầu, bao gồm nhiều mạng nhỏ cũng như các máy tính riêng lẻ được kết nối với nhau để có thể liên lạc và trao đổi thông tin . Trên quan điểm Client/Server thì có thể xem Internet như là mạng của các mạng của các server, có thể truy xuất bởi hàng triệu client.

Việc chuyển và nhận thông tin trên Internet được thực hiện bằng nghi thức TCP/IP. Nghi thức này gồm hai phần là Internet protocol (IP) và transmission control protocol (TCP). IP cắt nhỏ và đóng gói thông tin chuyển qua mạng, khi đến máy nhận, thì thông tin đó sẽ được ráp nối lại. TCP bảo đảm cho sự chính xác của thông tin được truyền đi cũng như của thông tin được ráp nối lại đồng thời TCP cũng sẽ yêu cầu truyền lại tin thất lạc hay hư hỏng.

I.3.1.3 Web Server.

Tuỳ theo thông tin lưu trữ và mục đích phục vụ mà các server trên internet sẽ được phân chia thành các loại khác nhau như web server, email server hay FTP Server. Mỗi loại server sẽ được tối ưu hoá theo mục đích sử dụng.

Web Server là web cung cấp thông tin ở dạng siêu văn bản, được biểu diễn ở dạng trang. Các trang có chứa các liên kết tham chiếu đến các trang khác hoặc đến các tài nguyên khác trên cùng một web server một, trên cùng một web server khác.

I.3.1.4 Cơ sở dữ liệu (CSDL)

Cơ sở dữ liệu là một sưu tập thông tin về một chủ đề, nhằm tổ chức hợp lý nhằm đạt đến mục đích quản lý, tìm kiếm và xử lý thông tin được thuận tiện và nhanh chóng.

I.3.2 Kết hợp CSDL và Web.

Trong quá trình khai thác web server, do sự bùng nổ thông tin nên số lượng các trang Web (mà vốn được lưu trữ dưới dạng các tập tin) tăng lên rất nhanh dẫn đến việc quản lý web server ngày càng trở nên khó khăn. Web server là trọng tâm của hệ thống, do đó việc quản lý tốt web server sẽ làm cho toàn bộ hệ thống hoạt động tốt hơn. Trong vô số các trang web chứa trong một web server người ta thấy rằng rất nhiều trang mà nội dung của chúng hoàn toàn có thể đưa vào CSDL. Nếu thay những trang web như trên bằng một trang web duy nhất có khả năng hiển thị thông tin lấy từ CSDL thì tốt hơn tìm kiếm trên những tập tin rời rạc.

Như vậy vấn đề quản lý tốt web server dẫn đến việc xây dựng một CSDL lưu trữ thông tin. Khi xây dựng một ứng dụng CSDL, ngoại trừ CSDL đó chỉ phục vụ cho mục đích cá nhân, còn không thì xem xét việc tạo khả năng để nhiều người có thể truy xuất đến CSDL. Muốn như vậy thì cần có một hệ thống gồm nhiều máy tính, tất cả đều được kết nối với nhau và với server chứa CSDL. Khi đó sẽ nảy sinh một số vấn đề sau:

•Với trường hợp những người muốn truy xuất đến ở xa Server với một khoảng cách vài km, hoặc vài trăm km hay vài nghìn km nhưng việc thiết lập riêng một hệ thống mạng trên diện rộng đến như thế là không khả thi.

•Các máy tính truy xuất đến CSDL có thể thuộc nhiều họ máy, chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Do đó cần phải xây dựng các ứng dụng thích hợp với các nền tảng đó, và cácứng dụng này sẽ được phân tích tại mỗi client. Sau một thời gian khai thác, khi đó nhu cầu sửa đổi các ứng dụng client thì phải sửa các ứng dụng trên từng client.

Có một số chuyên gia cho rằng Word Wide Web là một giải pháp cho vấn đề này, vì các lý do sau:

•Hỗ trợ đa nền tảng. •Hỗ trợ mạng.

I.3.2.1 hỗ trợ đa nền tảng

Một trong những điểm nổi bật nhất của web là một trang web có thể xem được hiều họ máy tính khác nhau. Do đó hệ thống CSDL web, các client có thể gồm nhiều máy tính chạy trên các hệ điều hành khác nhau mà không cần phải phát triển các ứng dụng để chạy trên từng máy mà chỉ cần xâydựng một trang web đặt tại web server . Điều này sẽ giảm thời gian và chi phí phát triển ứng dụng, giảm chi phí bảo trì và cập nhật các ứng dụng đó.

I.3.2.2 Hỗ trợ mạng.

Một điều quan trọng cần phải xét đến khi thiết kế các ứng dụng CSDL là làm thế nào để truy xuất CSDL từ các máy ở xa (remote computer). Như đã đề cập ở trên không một cá nhân hay tổ chức nào có thể xây dựng mỗi hệ thống mạng máy tính trải rộng trên quy mô hàng trăm hàng ngàn km, trong khi đó đã tồn tại một hệ thống mạng có phạm vi toàn cầu là Internet. Web server và web brower mới có những tính năng về mạng. Chúng được thiết kế để chuyển và nhận thông tin thông qua internet hay mạng cục bộ. Vậy tại sao không sử dụng internet cho mục đích truy cập CSDL.

Nếu xét ở khía cạnh quản lý tốt tài liệu của web server hay ở khía cạnh khai thác tốt CSDL trên phạm vi rộng đều dẫn đến một nhu cầu là tích hợp web với CSDL.

Tích hợp web với CSDL bao gồm việc tạo khả năng truy cập và cập nhật dữ liệu thông qua web. Để thực hiện việc tích hợp web với CSDL thì cần phải xây dựng lại hệ thống trong đó có cơ chế chuyển thông tin giữa trang web và CSDL ,cơ chế truy cập đến CSDL và những trang web động trong môi trường web và phải có những tính năng như là một hệ thống ứng dụng CSDL trên Web.

Trong trang Web thì việc giao tiếp với người sử dụng được thực hiện thông qua các “HTML form”. Các form này chứa các phần tử dùng để nhập liệu như là textbox, checkbox, option button. Khi hoàn tất việc nhập liệu bằng cách bấm vào một nút để chấp nhận submit, hành động này sẽ gửi nội dung của form đến web server.

Do Internet là hệ thống Web Client/Server nên hệ thống ứng dụng CSDL trên Web sẽ mang những đặc điểm của một hệ thống ứng dụng CSDL Client/Server. Do đó, việc nghiên cứu về cách tiếp cận để xây dựng hệ thống ứng dụng Client/Server là rất cần thiết. Hiện nay đa số nhà phát triển phần mềm cho rằng cách tiếp cận dựa trên thành phần (component_based) là cách tiếp cận tốt để phát triển các ứng dụng Client/Server.

I.3.3 Các giải pháp tích hợp Web và CSDL.

Trong phần này, mô tả một số hình đã được áp dụng cho các website có tích hợp với CSDL và xem xét ở hai khía cạnh, thứ nhất là sự liên lạc giữa các Client/Server, thứ hai là phương pháp truy xuất CSDL.

Những mô hình bao gồm:

•Mô hình Website theo kiến trúc một lớp.

•Mô hình Website theo kiến trúc hai lớp cổ điển.

•Mô hình Website tích hợp với CSDL theo kiến trúc 3 lớp.

I.3.3.1 Mô hình kiến trúc một lớp.

Ứng dụng một lớp đơn giản chỉ là một lớp, một chương trình Standa_lone chạy trên máy của User. Nó có thể liên lạc với CSDL này nằm trên cùng một máy, một đặc điểm chính là cả 3 dịch vụ: User, business và dữ liệu được kết nối vào trong một chương trình.

I.3.3.2 Mô hình kiến trúc hai lớp.

Các Website đầu tiên được xây dựng theo kiến trúc Client/Server hai lớp bao gồm:

•Lớp thứ nhất có Web Browser.

•Lớp thứ hai có Web Server chứa các trang Web ( các tập tin HTML), được thiết kế từ trước.

I.3.3.3 Mô hình kiến trúc ba lớp.

Các kiến trúc Website được xây dựng theo mô hình này bao gồm 3 lớp như sau:

•Lớp thứ nhất gồm web browser.

•Lớp thứ hai gồm web server và application server.

•Lớp thứ ba server CSDL, chứa CSDL và phần giao tiếp với CSDL.

I.3.3.4 Các vấn đề bảo mật.

Đối với các nhà ứng dụng web, có rất nhiều người truy cập đến cho nên vấn đề bảo mật để kiểm soát quyền truy cập người sử dụng cũng rất phức tạp và quan trọng. Có rất nhiều cách bảo mật, gồm:

•Vị trí đặt chế độ bảo mật.

•Quyền truy cập chế độ người dùng.

•Các nguyên tắc bảo mật thời điểm thiết kế ( design-time security).

•Quyền truy cập tới các ứng dụng Web, các thư mục và các tập tin. •Các chế độ bảo mật thời điểm thực thi.

•Giới hạn truy cập web visitor.

Một phần của tài liệu Xây dựng Website bán giầy dép qua mạng (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w