- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt
7. Hạch toán và phân bổ chi phí sản xuất phụ
7.1. Phương pháp phân bổ giản đơn
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có một bộ phận sản xuất phụ hoặc nếu có nhiều bộ phận thì giữa chúng không có sự phụ thuộc lẫn nhau.
Kế toán tập hợp chi phí ban đầu của bộ phận sản xuất phụ, cuối kỳ tiến hành tính giá thành trên cơ sở chi phí ban đầu và sản lượng mà bộ phận sản xuất phụ đã thực hiện trong kỳ để tính giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ theo phương pháp trực tiếp.
Căn cứ vào giá thành đơn vị và sản lượng mà bộ phận sản xuất phụ đã cung cấp cho các bộ phận khác để phân bổ chi phí sản xuất phụ cho các bộ phận đó.
www.document.vn
Chi phí sản xuất phụ phân bổ cho bộ phận A
=
Giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ × Sản lượng sản xuất phụ đã cung cấp cho bộ phận A.
Tập hợp chi phí ban đầu của bộ phận sản xuất phụ, kế toán ghi: Nợ TK 621, 622, 627 (của bộ phận sản xuất phụ) Có TK153, 153, 334, 338, 214…
Kết chuyển chi phí sản xuất phụ, kế toán ghi: Nợ TK154 (của bộ phận sản xuất phụ)
Có TK 621, 622, 627 (của bộ phận sản xuất phụ).
Phân bổ chi phí của bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK621: Sản phẩm sản xuất phụ là nguyên vật liệu trực tiếp
của các phân xưởng sản xuất chính Nợ TK627: Sản phẩm dịch vụ sản xuất phụ phục vụ cho phân xưởng sản xuất chính.
Nợ TK641: Sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ phục vụ cho hoạt động bán hàng.
Nợ TK 642: Sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp. Có TK 154 (của bộ phận sản xuất phụ).
7.2.Phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau. Để tính đúng, tính đủ giá thành của từng phân xưởng sản xuất phụ, đòi hỏi kế toán phải phân bổ chi phí phục vụ lẫn nhau giữa chúng trước, sau đó mới tính giá thành đầy đủ của bộ phận sản xuất phụ để phân bổ chi phí của từng bộ phận cho các đối tượng khác. Cơ sở để xác định chi phí phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ là dựa vào giá
thành ban đầu hoặc giá thành kế hoạch của sản phẩm, dịch vụ của từng bộ phận và sản lượng mà chúng cung cấp cho nhau. Giá thành ban đầu của từng bộ phận sản xuất phụ được xác định trên cơ sở chi phí ban đầu tập hợp cho từng bộ phận (không kể phần chi phí phục vụ lẫn nhau) và sản lượng ban đầu của bộ phận sản xuất phụ đó. Chi phí phục vụ lẫn nhau được xác định bằng công thức sau:
Chi phí của bộ phận sản xuất phụ X phân bổ cho bộ phận sản xuất phụ Y được gọi là chi phí phân bổ đi của bộ phận X và là chi phí phân bổ đến của bộ phận Y. Khi phản ánh chi phí phân bổ đi của bộ phận X và chi phí phân bổ đến của bộ phận Y, kế toán ghi:
Nợ TK621Y, 627Y. Có TK154X.
Kế toán xác định giá thành mới của 1 đơn vị sản phẩm, dịch vụ ở từng bộ phận sản xuất phụ theo công thức:
Giá thành đơn vị mới của sản =
Chi phí ban đầu + chi phí phân bổ đến - chi phí phân bổ đi phẩm, dịch vụ sản
xuất phụ
Sản lượng ban đầu -
Sản lượng cung cấp cho các bộ phận sản xuất phụ khác + Sản lượng tiêu dùng nội bộ (nếu có) Chi phí của bộ phận sản xuất phụ X phân bổ cho bộ phận sản xuất phụ Y
Giá thành ban đầu hoặc kế hoạch của một đơn vị sản phẩm, dịch vụ của bộ phận Y
Sản lượng mà bộ phận sản xuất phụ X đã cung cấp cho bộ phận sản xuất phụ Y
×
www.document.vn
Căn cứ vào giá thành mới và sản lượng mà từng bộ phận sản xuất phụ đã cung cấp cho các bộ phận khác để phân bổ chi phí của từng phân xưởng sản xuất phụ cho bộ phận đó:
Chi phí sản xuất của bộ phận sản xuất phụ X phân bổ cho bộ phận A
=
Giá thành đơn vị mới của sản phẩm, dịch vụ ở bộ phận sản xuất phụ X × Sản lượng sản phẩm, dịch vụ bộ phận sản xuất phụ X đã cung cấp cho bộ phận A
Việc tập hợp chi phí ban đầu và phân bổ chi phí của từng bộ phận sản xuất phụ cũng được ghi chép như trong phương pháp phân bổ giản đơn.