thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần không thể thiếu trong quá trình thực hiện công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp . Tính đúng, tính đủ chi phí là một yêu cầu quan trọng. Việc tính đúng, tính đủ chi phí còn giúp cho việc cung cấp kịp thời, chính xác thông tin phục vụ cho các quyết định quản lý. Do đó, công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cần được hoàn thiện để làm cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Với những hiểu biết còn hạn chế của bản thân, sau đây em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình.
Kiến nghị 1: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Như trên đã nói, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là đơn đặt hàng riêng biệt. Theo đó, chi phí sản xuất phát sinh bất kể ở đâu đều được tập hợp cho các đơn đặt hàng. Những chi phí sản xuất sản xuất phát sinh chung của các đơn đặt hàng thì cuối tháng sẽ tiến hành phân bổ. Tuy nhiên, khi thực hiện như vậy khó có thể theo dõi chi phí phát sinh ở từng phân xưởng là bao nhiêu. Toàn Công ty có bốn phân xưởng, khi cần nghiên cứu để đưa ra biện pháp nhằm làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành thì không biết thực hiện ở đâu, khó xác định được phân xưởng nào có mức chi phí cao nhất, hay biến động nhất. Qua đó còn cho thấy rằng, việc xác định khoản chi phí phát sinh nào ở các phân xưởng là hợp lý cũng rất khó khăn, dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản, tiền vốn trong Công ty .
Để khắc phục điều này, theo em, Công ty nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng và từng đơn đặt hàng ở phân xưởng đó. Như vậy, lãnh
đạo trong Công ty có thể theo dõi sát sao chi phí sản xuất hơn thông qua các bảng tổng hợp chi phí sản xuất, báo cáo sản xuất từng phân xưởng.
Kiến nghị 2: Về việc hạch toán các khoản chi phí phải trả
Chi phí phải trả (hay chi phí trích trước) là những khoản chi tiêu phát sinh trong tương lai và đã được dự toán, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ hiện tại. Vì vậy, chi phí này được trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ hiện tại theo dự toán.
Mục đích của việc trich trước là để ổn định chi phí sản xuất trong các kỳ, tránh sự đột biến.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có tính thời vụ (từ tháng 7 năm trước đến tháng 5 năm sau) nên công nhân sẽ nghỉ phép vì nhiều khi không đủ việc làm và số lao động nữ trẻ trong Công ty lại chiếm tỷ lệ khá lớn (lao động nữ được hưởng chế độ thai sản) nên nếu không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty.
TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản và yêu cầu cần được sửa chữa thường xuyên, định kỳ để đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục là một điều tất yếu. Do đó, khoản chi phí này cũng cần được trích trước để ổn định chi phí .
Theo em, Công ty nên hạch toán chi phí phải trả theo trình tự sau:
- Trước hết, xác định tỷ lệ trích trước hợp lý. Chẳng hạn, với tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì dựa vào số lượng lao động, mức lương và thời gian nghỉ phép bình quân, mức lương trả cho công nhân trong thời gian nghỉ phép để xác định tỷ lệ trích hợp lý.
Với khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ thì cần xác định số khấu hao bình quân cho một đôi giầy trên cơ sở sản lượng kế hoạch. Số khấu hao trong một tháng trích trước căn cứ vào số chênh lệch giữa sản lượng sản xuất tháng đó với sản lượng bình quân các tháng và số khấu hao tính cho một đôi giầy.
www.document.vn
Kế toán mở TK 335 – chi phí phải trả và các sổ chi tiết để theo dõi thực tế phát sinh của các khoản này.
Trình tự hạch toán được tiến hành như sau:
- Khi thực hiện trích trước chi phí theo dự toán, kế toán ghi: Nợ TK 622 (chi tiết cho phân xưởng và từng đơn đặt hàng )
Có TK 335: Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định:
Nợ Tk 627, 641, 642, 241. Có TK 335.
Với trích trước khấu hao tài sản cố định sửa chữa lớn: Nợ TK 627 (chi tiết phân xưởng)
Có TK 335.
Với trích trước chi phí bảo hành sản phẩm, lãi tiền vay phải trả, dịch vụ mua ngoài phải trả…
Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 335.
- Khi phát sinh các khoản chi phí đã dự toán, kế toán ghi. Nợ TK 335
Có TK 111, 112… dịch vụ mua ngoài thực tế phát sinh Có TK 2413: Sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh Có TK 334, 338: Tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh. Có TK 331: Các khoản phải trả với bên ngoài.
Đối với khấu hao tài sản cố định sửa chữa lớn có trích trước: Nợ TK 335: phần trích trước
Nợ TK 6274 Có Tk 214 - Cuối kỳ:
Nếu số đã trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh thì phần dự toán thừa phải được ghi giảm chi phí như sau:
Nợ TK 335 Có TK 622, 627
Có TK 641, 642, 241, 811…
Nếu số đã trích trước nhỏ hơn số thực tế đã phát sinh thì phần vượt dự toán phải được ghi tăng chi phí phát sinh (nếu vượt ít) hoặc chờ phân bổ (nếu vượt nhiều)
Nợ TK 622: Nếu vượt ít Nợ Tk 142: Nếu vượt nhiều Có Tk 335
Sơ đồ hạch toán chi phí phải trả như sau:
Kiến nghị 3: Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất
Thiệt hại trong sản xuất là điều khó tránh khỏi trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những thiệt hại này có thể do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, gây ra những tổn thất bất ngờ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các thiệt hại này cần phải được hạch toán đúng, đủ để đảm bảo giá thành sản phẩm của Công ty không tăng lên quá
TK241,334.,331…
Chi phí phải trả thực tế phát sinh
TK335 TK 627, 641, 642 Trích trước chi phí sản xuất
Phần dự toán trích thiếu
www.document.vn
cao, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là đối với Công ty Giầy Thượng Đình có đặc điểm là sản xuất theo đơn đặt hàng nên nếu giá thành tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh do hợp đồng đã ký kết thì khó có thể thay đổi được.
Do có nhiều loại thiệt hại trong sản xuất với các nguyên nhân khác nhau nên cũng phải có các biện pháp khắc phục thích hợp. Sau đây là các phương án giải quyết với từng trường hợp cụ thể:
♦Với thiệt hại về sản phẩm hỏng:
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không thoả mãn các tiêu chuẩn về chất lượng, đặc điểm kĩ thuật sản xuất (màu sắc, kích cỡ…). Sản phẩm có thể sửa chữa được hoặc không sửa chữa được và đều gây ra một khoản thiệt hại là làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh .
Hiện nay, Công ty không thực hiện hạch toán thoản thiệt hại này là do sản phẩm hỏng của Công ty chiếm tỷ lệ không lớn nên thiệt hại về sản phẩm hỏng do thành phẩm gánh chịu. Tuy nhiên, giá thành cả mỗi đôi giầy nhiều khi không lớn (chẳng hạn giầy ba ta ) nên nếu thành phẩm gánh chịu chi phí thiệt hại do sản phẩm hỏng thì sẽ làm tăng giá thành một cách giả tạo, hơn nữa sẽ làm cho sản phẩm của Công ty kho cạnh tranh với các đơn vị trong cùng ngành..Đối với sản phẩm hỏng không sửa chữa được thì thị chi phí chi ra cho sản phẩm loại này cần loại ra để đảm bảo tính đúng, đủ chi phí cho các chính phẩm.
Theo em, Công ty nên hạch toán khoản thiệt hại này bằng việc tìm đúng nguyên nhân sản phẩm hỏng để có biện pháp xử lý đúng đắn. Nếu hỏng do lỗi của người lao động thì yêu cầu bồi thưòng để nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình sản xuất . Nếu hỏng do lỗi kĩ thuật thì cần có biện pháp xử lý để hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Xác định số thiệt hại về sản phẩm hỏng:
Thiệt hại thực = Thiệt hại ban đầu – Các khoản thu hồi
Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được như sau: TK154(hoặc
Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không sửa chữa dược:
TK152
TK138 Chi phí sửa chữa
sản phẩm hỏng Cuối kỳ kết chuyển về TK 154
Tiền thu từ sản phẩm hỏng
Phế liệu thu hồi
Phải thu từ người làm hỏng
TK154 TK821
Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
TK111,152, 138,415… TK721
TK3331
Thu nhập bất thường
VAT của tiền phế liệu
www.document.vn
♦Với thiệt hại do ngừng sản xuất
Có những nguyên nhân khách quan và chủ quan : thiên tai, thiếu nguyên vật liệu, mất điện… mà Công ty có thể gặp phải. Để ổn định chi phí giữa các kỳ hạch toán, Công ty nên hạch toán khoản chi phí này bằng việc lập kế hoạch với những thiệt hại dự kiến được là có thể xảy ra. Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất như sau:
Đối với ngừng sản xuất ngoài kế hoạch có thể theo sơ đồ sau:
Kiến nghị 4: Về đối tượng tính giá thành sản phẩm
Việc xác định đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng cụ thể phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty . Tuy nhiên, trong mỗi đơn đặt hàng có nhiều kích cỡ giầy, nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi kích cỡ có một mức tiêu hao chi phí sản xuất
Trích trước chi phí sản xuất teo dự toán
TK335 TK622,627 Chi phí về ngừng sản xuất thực tế phát sinh TK334,338… TK334,214… TK142 TK821,415 Tập hợp chi phí về ngừng sản xuất
Tính vào chi phí bất thường hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính
TK721 TK111,138…
Tính vào thu nhập bất thường
khác nhau, mỗi màu giầy cũng có mức tiêu hao khác nhau (theo giá hiện tại, Công ty phải chi ra để nhuộm 1 mét vải là 3 000 đồng). Do đó, mỗi một cỡ giầy với màu sắc khác nhau sẽ có một giá thành khác nhau. Nhưng hiện tai, các loại giầy của Công ty đều được tính giá thành như nhau, bất kể đó là cỡ to hay cỡ nhỏ, có màu sắc hay không có màu sắc. Nếu như thế thì giá thành của mỗi đôi giầy được tính là chưa chính xác. Vậy nên chăng, kế toán tính giá thành riêng cho từng cỡ, từng màu giầy, để đảm bảo nguyên tắc tập hợp đủ chi phí và tính đúng giá thành cho một đôi giầy.
Kiến nghị 5: Về việc áp dụng chế độ khấu hao TSCĐ
Khấu hao TSCĐ là việc dịch chuyển dần giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Do vậy, cần xác định bộ phận nào sử dụng loại TSCĐ nào để trích khấu hao hợp lý. Hiện nay, toàn bộ mức khấu hao của nhà làm việc 5 tầng, nhà để xe đạp, đường đi trong nội bộ Công ty đều được hạch toán vào chi phí sản xuất. Điều này theo em chưa thật hợp lý bởi vì bộ phận đó thuộc về quản lý doanh nghiệp, Công ty nên hạch toán vào TK 642- chi phí quản lý doanh nghiệp .
Bên cạnh đó, các phương tiện vận tải ở Công ty thường xuyên sử dụng cho việc vận chuyển nguyên vật liệu mua về, vận chuyển giầy giao cho khách hàng thì toàn bộ số khấu hao này Công ty lại đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp . Theo em, mức khấu hao của các phương tiện vận tải này nên đưa vào chi phí sản xuất chung .
Chế độ quản lý, sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ được Công ty thực hiện theo quyết định 1062. Chế độ này đã được thay đổi bằng quyết định 166 QĐ- BTC/1999 của Bộ Tài chính. Hạch toán khấu hao theo ché độ mới phù hợp với thực tế hơn.
Kiến nghị 6: Về xây dựng hệ thống giá hạch toán nguyên vật liệu
Khi nhận được đơn đặt hàng, Công ty mới tổ chức thu mua nguyên vật liệu. Nhưng khi tính giá nguyên vật liệu lại theo phương pháp bìng quân gia quyền. Điều này chưa thật hợp lý vì hai lý do:
www.document.vn
- Thứ nhất, nếu xác định được nguyên vật liệu thu mua trực tiếp cho các đơn đặt hàng thì có thể dùng phương pháp giá đích danh để tính giá nguyên vật liệu xuất sử dụng. Như vậy, phản ánh được chính xác giá nguyên vật liệu dùng cho các đơn đặt hàng, từ đó làm cơ sở cho việc tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm của các đơn đặt hàng .