- Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX là một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản tươi đông lạnh, các mặt hàng chủ yếu mà Xí nghiệp tập trung sản xuất gồm: cá Basa, Cá Tra bè fillet đông lạnh không xương, không da đông lạnh nguyên con, cắt khúc.
- Sau đây là quy trình sản xuất cá tra fillet đông lạnh đóng gói:
Sơ đồ 4.1
QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CÁ TRA FILLET ĐÔNG LẠNH ĐÓNG GÓI
- Nguyên vật liệu đầu vào chế biến được vận chuyển bằng xe, ghe,.. đến Nhà Máy với yêu cầu là phải đảm bảo cá còn tươi sống, không bị bệnh dịch.
- Ở khâu xử lý nguyên liệu: công nhân sẽ cân, phân loại và rửa sạch cá. Song song đó công nhân cũng sẽ tiến hành kiểm tra nhiên liệu là nước pha Clorine ở nhiệt độ 250C. Cá được làm chết đột ngột bằng nước lạnh.
- Ở giai đoạn cắt fillet và lạng da, cá đã được rữa sạch và làm chết được công nhân dùng dao chuyên dùng để cắt fillet, lạng da, lóc mỡ, thịt đỏ và vanh ngọn bằng
NGUYÊN LIỆU
XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU CẮT FILLET,LẠNG DA
LÓC MỠ, THỊT ĐỎ, VANH GỌN
CÂN, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XẾP KHUÔNG,CẤP ĐÔNG MẠ BĂNG ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN
thao tác thủ công. Ở giai đoạn này phụ phẩm thải ngoài là đầu, xương, da cá và thịt vụn.
- Fillet được rửa sạch bằng nước pha Clorine 5%, sau đó fillet được cân và kiểm tra chất lượng.
- Sau khi được kiểm tra chất lượng, fillet sẽ được xếp khuông và được cấp đông ở nhiệt độ từ - 350C đến - 40oC trong thời gian từ 1 đến 3 giờ.
- Sau khi được cấp đông, sản phẩm sẽ được mạ băng bằng cách tạo vỏ băng bên ngoài sản phẩm từ 5 đến 15%.
- Ở khâu đóng gói thành phẩm, sản phẩm sẽ được đóng gói từ 5 đến 10 Kg/Carton. Thao tác thủ công bằng máy.
- Sau khi được đóng gói, thành phẩm sẽ được bảo quản ở kho lạnh trong nhiệt độ từ - 18oC đến - 25oC.
4.2. TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP4.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí 4.2.1. Đối tượng hạch toán chi phí
Căn cứ vào loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. Kế toán chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp là toàn Xí nghiệp.
Toàn bộ chi phí phát sinh sẽ được tập hợp và phân loại theo công dụng kế toán của chi phí. Bao gồm các loại chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng loại sản phẩm và tính trực tiếp cho đối tượng đó.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp không được theo dõi cho từng sản phẩm mà tập hợp chung cho toàn phân xưởng. Sau đó tiến hành phân bổ chi từng sản phẩm theo một hệ số nhất định đã được qui định sẵn.
- Chi phí sản xuất chung: Kế toán sẽ tập hợp chung cho toàn phân xưởng, sau đó sẽ tiến hành phân bổ chi từng sản phẩm theo một hệ số nhất định đã được qui định sẵn.
4.2.2. Đối tượng tính giá thành
Dựa vào chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, trình độ và phương tiện kế toán. Kế toán chọn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm cá tra fillet đông lạnh. Đơn vị tính giá thành là Kg.
4.2.3. Kỳ tính giá thành
Sản phẩm của Xí nghiệp sản xuất hàng loạt, do nhu cầu về thông tin giá thành nên Xí Nghiệp chọn kỳ tính giá thành là tháng. Tuy mỗi ngày đều có thành phẩm nhập kho nhưng cuối tháng kế toán mới tính giá thành.
4.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP4.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
4.3.1.1. Đặc điểm nguyên liệu sử dụng
Nguyên vật liệu chính sử dụng trong quá trình sản xuất là cá tra nguyên con, vật liệu phụ là các loại hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến. Cá nguyên liệu khi mua về được phân ra thành nhiều loại khác nhau theo trọng lượng và màu sắc, sau đó được đưa vào sản xuất.
Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản có nhiệm vụ sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản đã qua chế biến theo kế hoạch của Công ty AFIEX. Sau khi ký kết hợp đồng Công ty AFIEX giao cho Xí nghiệp thu mua, chế biến và kinh doanh theo hợp đồng. Đến khi phòng kế toán nhận được phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng do phòng kế hoạch chuyển sang, kế toán vật tư sẽ ghi nhận số lượng, giá trị nguyên vật liệu nhập kho và cập nhật vào máy tính để cuối tháng làm bảng xuất, nhập, tồn nguyên vật liệu.
4.3.1.2. Chứng từ sử dụng và trình tự hạch toánChứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu đề nghị mua nguyên vật liệu. + Phiếu xuất kho.
+ Phiếu nhập kho. + Sổ cái…
- Đánh giá vật liệu theo giá gốc: Trị giá thực tế mua
ngoài = theo hóa đơnGiá mua ghi + Chi phí thu mua thực tế
- Do nhu cầu sản xuất là cần số lượng nguyên vật liệu nhiều, liên tục và phải tươi sống nên nhập và xuất kho nguyên vật liệu diễn ra thường xuyên, giá thực tế của nguyên vật liệu biến động liên tục theo từng thời điểm.
Vì vậy, Xí nghiệp đã chọn phương pháp tính giá thành bình quân để tính đơn giá xuất kho cho mỗi thời điểm xuất kho.
Đơn giá bình
quân = Giá trị thực tế NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL nhập trong kỳ
Cuối tháng kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho, sổ chi tiết kế toán để xác định số lượng vật tư sử dụng trong tháng, lên bảng tổng hợp số lượng xuất kho sản xuất trong tháng, lên chứng từ ghi sổ, lập báo cáo xuất - nhập - tồn. Đặc biệt do đặc điểm nguyên vật liệu là mặt hàng tươi sống, đồng thời sản phẩm hoàn thành trong thời gian khá ngắn nên trong dây chuyền công nghệ của Xí nghiệp không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. Dựa vào đó, cuối tháng kế toán tổng hợp tập hợp chi phí ở từng tháng để tính giá thành.
Căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào chứng từ ghi sổ và sổ cái.
Để phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” để phản ánh nguyên vật liệu nhập kho và tài
khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất kho sản xuất.
Trong tháng 12/2006, Xí nghiệp sản xuất 226.584 Kg fillet cá tra loại 1; 79.568 Kg fillet cá tra loại 2 và 2.715 Kg fillet cá tra loại 3, Xí nghiệp có các phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
- Xuất cá tra nguyên liệu sản xuất cá tra fillet
Nợ TK 621 12.740.837.391 đồng
Có TK 152 12.740.837.391 đồng
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành.
Nợ TK 154 12.740.837.391 đồng
Có TK 621 12.740.837.391 đồng
Sơ đổ 4.2
Sơ đồ kế toán tổng hợp TK 621
4.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Ba yếu tố cấu thành sản xuất là lao động, đối tượng lao động (vật liệu) và tư liệu lao động (máy móc, thiết bị), trong đó yếu tố lao động là yếu tố quyết định. Tiền lương phải trả cho người lao động phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng và kết quả hoạt động kinh doanh. Sự tồn tại của một đơn vị đòi hỏi sự tăng trưởng tiền lương phải trả, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn sao cho phù hợp với tốc độ tăng năng xuất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất.
4.3.2.1. Đặc điểm
Hiện tại, tổng số lao động tại Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX gồm 1027 người, trong đó phân xưởng sản xuất gồm:
+ Đội tiếp nhận: 44 + Đội Fillet: 254 TK 152 TK 621 Trị giá nguyên vật liệu nhập kho Trị giá nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 154 152 621 154 12.740.837.391 12.740.837.391
+ Đội sửa cá I: 326 + Đội sửa cá II: 286
+ Đội phân cở - Xếp khuôn: 62 + Đội thành phẩm: 55
4.3.2.2. Hình thức trả lương
- Xí Nghiệp Đông Lạnh Thủy Sản AFIEX vận dụng chủ yếu là hình thức trả lương theo sản phẩm.
- Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, kích thích người lao động, làm cho người lao động có quyết tâm lao động với số lượng và chất lượng càng cao. Nó phát huy vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất tăng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.
- Hình thức này được áp dụng chủ yếu đối với khối lao động trực tiếp sản xuất, được xác định dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm do bộ phận lao động tiền lương xác định và trình giám đốc phê duyệt.
Hình thức trả lương theo sản phẩm gồm:
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
- Trả lương khoán gọn công việc: áp dụng cho những công việc có tính chất đơn giản, nhất là hoạt động có tính chất lao động ngắn hạn, toàn bộ công việc phải hoàn thành đúng tiêu chuẩn trong một thời gian nhất định với số tiền lương định trước.
4.3.2.3. Định mức lương và hệ số lương
Căn cứ vào hệ số lương tính tại Xí nghiệp theo qui định của Chính phủ, Xí nghiệp điều chỉnh mức lương và cấp bậc như sau:
Bảng 4.1