Jitter gây ra bởi tương tác soliton.

Một phần của tài liệu hệ thống Soliton (Trang 68)

- Với r=1 (Các soliton có biên độ bằng nhau)

6.2.2.4.jitter gây ra bởi tương tác soliton.

Để cực đại hóa tốc độ bít, các soliton thường được đặt gần nhau hơn. Khi không có nhiễu bộ khuyếch đại, các soliton dịch vị trí của nó một cách xác định vì lực hút hoặc đẩy giữa chúng. Vì lực tương tác giữa hai soliton phụ thuộc mạnh vào pha và khoảng cách tương đối giữa chúng- hai yếu tố đều bị dao động do nhiễu bộ khuyếch đại nên tương tác soliton thay đổi soliton jitter Gordon-Haus. Xem xét sự dao động cảm ứng nhiễu của pha tương đối của hai soliton lân cận, ta thấy jitter timing của các soliton tương tác thường được tăng cường bởi nhiễu bộ khuyếch đại. Tuy nhiên, với sự khác pha đầu vào lớn gần bằng π giữa hai soliton lân cận, sự ngẫu nhiên hóa pha dẫn đến

giảm jitter timing.

Một kết quả quan trọng của sự tương tác là thống kê jitter timing lệch so với thống kê Gauss được mong chờ cho jitter Gordon-Haus khi vắng mặt tương tác soliton. Sự hiệu chỉnh không Gauss như vậy có thể xảy ra ngay cả khi tương tác soliton yếu (q0>5). Chúng hiển nhiên làm tăng tốc độ lỗi bít và cần được tính toán để đánh giá đúng hiệu năng hệ thống.

Khi các soliton được đóng gói gần nhau, tương tác soliton trở nên rất quan trọng và cần được xem xét. Phương trình (3.36) không được sử dụng để mô phỏng jitter timing trong trường hợp này mà cần sử dụng phương pháp mô phỏng bằng số để nghiên cứu ảnh hưởng của jitter timing được cảm ứng bởi tương tác soliton.

Kết luận: Nếu không được điều khiển, jitter timing có thể gây nhiều hạn chế đến khoảng cách truyền dẫn của hệ thống soliton. Ảnh hưởng Gordon- Haus, sự tạo sóng âm thanh, PDM và tương tác soliton có thể góp phần đủ lớn đối với jitter timing hệ thống và các phương pháp khác nhau phải được triển khai để điều khiển mỗi loại ảnh hưởng riêng đó.

Một phần của tài liệu hệ thống Soliton (Trang 68)